Trăn thảm 3 mét tìm cách siết chết ân nhân

Chủ một ngôi nhà ở bang Queensland giải vây cho con trăn khỏi bị mèo tấn công nhưng lại bị nó quấn quanh chân và buộc phải gọi cảnh sát tới giúp.


Cảnh sát giúp người phụ nữ gỡ con trăn khỏi chân. Video: Cảnh sát Queensland.

Người phụ nữ đến từ Stamford Valley, một thị trấn ở bang Queensland phía đông Australia, phải gọi đội cứu hộ vào chiều ngày 15/10. Cảnh sát Queensland tới nhà cô sau 7 giờ tối cùng ngày. Chủ nhà cho biết cô phát hiện trăn thảm khi dọn dẹp trong gara. Con mèo của người phụ nữ trông thấy con trăn dưới gầm xe và dồn nó vào góc tường.

Chủ nhà tìm cách cứu con trăn nhưng nó mau chóng cuộn quanh chân bắp chân phải của cô và không chịu nhúc nhích. Cảnh sát Queensland chia sẻ video ghi lại cảnh các nhân viên giúp giải thoát người phụ nữ khỏi con trăn. Cuối cùng, họ cũng gỡ được con vật ra. Chủ nhà vẫn bình tĩnh cầm con trăn lên và thả nó vào bụi rậm.

Trăn thảm (Morelia spilota) là loài trăn phổ biến ở miền bắc, miền đông và miền nam Australia, chuyên sống trong những khu rừng, rừng mưa, ven biển, vùng nông thôn, công viên và các khu vườn ngoại ô. Loài trăn không có nọc độc có thể dài hơn 3 m. Giống như nhiều loài trăn khác, trăn thảm giết chết con mồi như bò sát nhỏ, chim và thằn lằn, bằng cách siết chặt. Kỹ thuật này bao gồm quấn cơ thể quanh con mồi và dùng những cơ bắp cực khỏe siết từ từ đến khi nạn nhân chết vì ngạt thở rồi nuốt chửng toàn bộ. Australia là nơi sinh sống của 15 loài trăn, chiếm hơn 1/3 tổng số trăn trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hươu cao cổ gặm cỏ thế nào? Hóa ra giới ‘chân dài, cổ dài’ gặm cỏ không hề đơn giản

Hươu cao cổ gặm cỏ thế nào? Hóa ra giới ‘chân dài, cổ dài’ gặm cỏ không hề đơn giản

Trong các video về thế giới động vật, chúng ta thường thấy hươu cao cổ gặm lá non trên cao. Vậy có khi nào chúng gặm cỏ dưới đất không, và khi đó chúng phải làm thế nào?

Đăng ngày: 18/10/2020
Cả đàn voi “bàn bạc”, tìm cách cứu voi con dưới hố bùn

Cả đàn voi “bàn bạc”, tìm cách cứu voi con dưới hố bùn

Câu chuyện ly kỳ về loài voi này diễn ra tại công viên voi Addo, Eastern, Nam Phi.

Đăng ngày: 17/10/2020
Làm cách nào đối phó khi đối mặt trăn lớn?

Làm cách nào đối phó khi đối mặt trăn lớn?

Chạm trán với trăn lớn là một trong những điều tồi tệ nhất mà con người có thể gặp phải trong tự nhiên.

Đăng ngày: 16/10/2020
Loài chim lập kỷ lục bay liên tục hơn 12.000km

Loài chim lập kỷ lục bay liên tục hơn 12.000km

Một loài chim dẽ đuôi có sọc đã lập kỷ lục thế giới khi bay liên tục trong 11 ngày từ Alaska, Mỹ đến New Zealand với quãng đường hơn 12.000km.

Đăng ngày: 15/10/2020
Động vật 100 năm sau biến đổi kỳ quái như thế nào?

Động vật 100 năm sau biến đổi kỳ quái như thế nào?

Một nhà tự nhiên học đã chia sẻ loạt ảnh dự đoán về sự tiến hóa của các loài động vật 100 năm sau nếu cuộc khủng hoảng khí hậu vẫn tiếp diễn.

Đăng ngày: 15/10/2020
Phát hiện

Phát hiện "siêu năng lực" mới của gấu nước

Một nhóm nhà nghiên cứu tìm thấy chủng gấu nước mới có thể hấp thụ bức xạ cực tím có hại và phát ra ánh sáng xanh.

Đăng ngày: 15/10/2020
Tìm ra động vật đầu tiên có thể “nhìn thấy” từ trường

Tìm ra động vật đầu tiên có thể “nhìn thấy” từ trường

Một số nhà nghiên cứu ở Đức tuyên bố, họ đã tìm thấy loài động vật có vú sở hữu cặp mắt có thể “thấy” từ trường. Đây được coi như là một nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực “giác quan thứ 6” bí ẩn.

Đăng ngày: 14/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News