Tranh cãi về “đường phố Mặt trời” tôn vinh Hoàng đế Octavian
Các nhà khoa học ở Torino (Ý) phát hiện ra rằng trong một vài ngày mỗi năm, Mặt trời mọc thẳng hàng với một trong những con đường chính của thành phố được xây dựng từ khoảng năm 28 trước Công nguyên (BC).
Nhà vật lý Guido Cossard, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu khảo cổ học Valdostan đã phát hiện ra hiện tượng này trên một con phố, ngày nay được gọi là Via Giuseppe Garibaldi. “Hiện tượng chỉ có thể được nhìn thấy trong một hoặc hai ngày vào đầu tháng 2. Nó chỉ hiển thị trong vài phút, từ khoảng 8 giờ đến 8 giờ 5 phút. Không nhiều người biết về hiện tượng này” - ông Cossard nói.
Hiện tượng chỉ có thể được nhìn thấy trong một hoặc hai ngày vào đầu tháng 2
Hiện tượng mọc thẳng hàng là có chủ ý và các nhà xây dựng cổ xưa của thành phố Torino đã xây dựng con đường để Mặt trời mọc trực tiếp dọc theo nó vào ngày mùng 5/2, ngày mà các ghi chép cổ đề cập rằng Hoàng đế La Mã Octavian (còn gọi là Augustus) được trao danh hiệu Pater Patriae, có nghĩa là “cha của đất nước”. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng, hiện tượng này có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và không có chủ đích, giống như Manhattanhenge ở thành phố New York.
Các ghi chép cổ có viết rằng vào ngày 5/2 của năm 2 BC, thượng viện La Mã đã phong tặng danh hiệu “Pater Patriae” cho Octavian. Vào thời điểm đó, ông đã là người cai trị duy nhất của Đế chế La Mã trong vòng 28 năm, sau khi đánh bại Marc Antony và Cleopatra vào năm 30 BC.
Tuy nhiên, có một vấn đề với việc liên kết sự kiện này với con đường Mặt trời; Via Giuseppe Garibaldi được xây dựng vào khoảng năm 28 BC, khoảng 26 năm trước khi Octavian nhận được danh hiệu nổi tiếng của mình. Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học lưu ý rằng không có lễ hội hay lễ kỷ niệm lớn nào khác được biết đến diễn ra vào ngày 4 - 5/2. Hơn nữa, danh hiệu của Octavian có thể không có mối liên hệ đặc biệt đáng nhớ nào với ngày mà Octavian nhận được nó. Trong khi danh hiệu “Pater Patriae” được trao cho Octavian vào năm thứ 2 BC, thì danh hiệu này có thể đã từng được sử dụng sớm hơn nhiều, Cossard cho biết.
Các học giả không tham gia nghiên cứu nói rằng, họ không tin danh hiệu này đã được sử dụng trong năm 28 BC và được ăn mừng vào thời ngày 5/2. Nhưng có thể có một lý do nào khác cho hiện tượng Mặt trời mọc thẳng hàng này, có thể là Torino được thành lập vào hoặc gần ngày 5/2 và hiện tượng có thể đã đánh dấu sự thành lập của thành phố.
Trong khi các nhà sử học có thể sẽ tiếp tục còn tranh luận về việc liệu hiện tượng này xảy ra là có chủ đích hay không, có một điều chắc chắn rằng, vẻ đẹp của nó là không phải bàn cãi.
- Những điều rất bình thường ở các quốc gia trên thế giới, người nước ngoài nhìn vào chỉ thấy... kì dị
- 1/3 dân số thế giới sẽ phải chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt như sa mạc Sahara vào năm 2070?
- Bức ảnh Mặt trăng "chân thực nhất thế giới" sắc nét không thua vệ tinh