1/3 dân số thế giới sẽ phải chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt như sa mạc Sahara vào năm 2070?

Trong 50 năm tới, những cư dân sinh sống tại Châu Mỹ La Tinh, Trung Đông, Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và một phần Bắc Mỹ, Châu Âu sẽ phải sống chung với kiểu thời tiết khắc nghiệt như sa mạc Sahara.

Ai đó có thể đang nghĩ tới việc con người sẽ sống trên một hành tinh nào đó ngoài Trái đất trong tương lai. Nhưng với nhiều người, việc làm sao để bảo vệ "ngôi nhà chung" Trái đất lúc này trước các tác động của biến đổi khí hậu còn quan trọng hơn thế.

Tuy nhiên nếu lượng phát thải CO2 vẫn tiếp tục tăng lên và không được kiểm soát chặt chẽ như hiện nay thì đó sẽ là một thảm họa khủng khiếp đối với nhân loại vào cuối thế kỷ này.


Trong 50 năm tới, chúng ta sẽ phải sống chung với kiểu thời tiết khắc nghiệt như sa mạc Sahara.

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ hôm thứ Hai (4/5) cho thấy, mức nhiệt độ cao thường thấy tại sa mạc Sahara có khả năng xuất hiện ở khoảng 20% diện tích toàn cầu, tức chiếm tới 1/3 nơi nhân loại sinh sống nếu lượng CO2 vẫn tiếp tục tăng như hiện nay.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu lịch sử từ khoảng 6 ngàn năm trước để khám phá những điều kiện khí hậu mà con người đã trải qua. Hóa ra con người có thể sống được bất chấp mọi mức độ mưa nhưng ngoại trừ những nơi khô và nóng nhất trên Trái đất.

Nền văn minh nhân loại thích nghi rất tốt với những mảnh đất màu mỡ có sự nuôi dưỡng của nước từ các con sông. Nhưng hiếm khi chúng ta thấy các nền văn minh xuất hiện ở những nơi khô hạn và quá nóng như ở sa mạc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, con người chỉ có thể tiến hóa và phát triển trong một dải nhiệt độ hẹp. Trong đó nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 11-15 độ C. Nếu con người được sinh sống ở một khu vực có nền nhiệt độ ổn định, ít biến động, năng suất trồng trọt và chăn nuôi sẽ tốt hơn rất nhiều so với khu vực có biến động nhiệt lớn, nóng nực quanh năm.

Tất nhiên vẫn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của con người nhưng trên hết, nhiệt độ vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động tới sự tồn vong và phát triển của nhân loại. Đặc biệt mức nhiệt độ tăng đột biến trong 50 năm nữa sẽ trở nên khắc nghiệt hơn nhiều những gì mà con người đã từng trải qua suốt 6 ngàn năm trước.


Nhiệt độ tăng cao trên quy mô toàn cầu đang ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới.

Nhưng sẽ thật khủng khiếp nếu một cú sốc khí hậu có thể thay đổi mọi thứ và biến Trái đất như một "lò nung" trong tương lai. Các nhà khoa học nhận thấy, nhiệt độ tăng cao trên quy mô toàn cầu đang ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới. Không chỉ số người chết vì các trận nóng kỷ lục ngày càng tăng mà còn là năng suất bị giảm hàng tỷ giờ. Mặc dù con người vẫn tìm cách chung sống được với nhiệt độ cao, ví dụ như ở các quốc gia Trung Đông hay Nam Á. Nhưng đó là khi mức nhiệt độ chưa đạt tới ngưỡng cực đoan nhất.

3 tỷ người có thể sẽ phải di cư tìm vùng đất mới vì không thể chịu được nhiệt độ quá cao

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ sử dụng RCP8.5, một kịch bản mô tả mức phát thải carbon ở mức cực đoan nhất nhằm mô hình hóa những gì có thể xảy ra vào cuối thế kỷ này. Sahara là một trong những nơi duy nhất trên Trái đất có nhiệt độ trung bình hàng năm ở mức trên 29 độ C. Nhưng các khu vực có mức nhiệt độ đó như vậy chỉ chiếm 0,8% diện tích đất trên thế giới.

Tuy nhiên tới năm 2070, các khu vực có nhiệt độ tương tự như sa mạc Sahara có thể chiếm tới 20% diện tích Trái đất. Đây cũng là nơi sinh sống của 3 tỷ người. Và nếu họ không di cư tới khu vực khác, họ sẽ phải tiếp tục chung sống với nền nhiệt độ cao tương tự sa mạc Sahara trong tương lai.

Khi được mô tả trên bản đồ, nó tạo ra một góc nhìn cực kỳ sốc. Gần như toàn bộ Brazil sẽ trở nên nóng cực điểm và khó có thể sinh sống. Các quốc gia Trung Đông, Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Á, một phần Châu Úc cũng không ngoại lệ. Đáng buồn thay những nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của nhiệt độ lại bao gồm những quốc gia đang phát triển và dễ bị tổn thương.


Các quốc gia nằm ở vùng chí tuyến, trong đó có Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề của những trận nóng kỷ lục trong 50 năm tới

Nhưng tác động chắc chắn sẽ không dừng lại ở các nước phát triển mà sẽ tiếp tục lan ra cả miền nam nước Mỹ, vùng địa Trung Hải trong tương lai xa. Lúc này chỉ còn một phần diện tích ở các vùng xa chí tuyến và gần cực trở thành nơi đáng sống nhất lúc này. Sẽ không đùa khi cho rằng, tất cả chúng ta sẽ muốn chuyển đến vùng Siberia để sống vào cuối thế kỷ này.

Cảnh báo trên sẽ buộc chúng ta phải thay đổi nếu không muốn nhận lấy hậu quả cay đắng nhất. Nếu con người vẫn tiếp tục thải CO2 mà không có lộ trình cắt giảm mạnh mẽ, làn sóng di cư vào năm 2070 là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một khi khí hậu vượt ngưỡng chịu đựng của con người, đó cũng là lúc quá trình chọn lọc tự nhiên bắt đầu và con người là những sinh vật trải qua quá trình đó.

Tất nhiên mục tiêu hàng đầu hiện nay là cắt giảm khí thải nhà kính và quan trọng không kém là cần chuẩn bị từ sớm các kịch bản di cư do biến đổi khí hậu trong tương lai để tránh xảy ra biến động lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News