Tranh cãi về tác dụng ngừa thai của ngô biến đổi gene
Chuột thí nghiệm sinh ít con hơn sau khi ăn một loại ngô biến đổi gene. Phát hiện này của các nhà khoa học Áo khiến tranh cãi về những rủi ro của công nghệ biến đổi gene lại tiếp tục bùng lên.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế Áo, các nhà nghiên cứu của Đại học Wien cho chuột ăn một loại ngô biến đổi gene của tập đoàn Monsanto (Mỹ) và theo dõi khả năng sinh sản của chúng.
![]() |
Nhà nghiên cứu Arpad Pusztai |
Kết quả cho thấy, ở thế hệ thứ ba và thứ tư, con số chuột con được sinh ra ít hơn so với nhóm chuột đối chứng được ăn theo khẩu phần thông thường. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu chưa công bố kết quả trên bất kỳ một tạp chí chuyên ngành nào, tức là tính chính xác của nó vẫn đang ở trong quá trình kiểm chứng. Nếu được xác nhận thì phát hiện của Đại học Wien rất đáng quan tâm. Đó sẽ là lần đầu tiên người ta chứng minh được rằng cây trồng nông nghiệp biến đổi gene có thể gây hại đến sức khỏe.
Năm 1999, ông Arpad Pusztai, nguyên là một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Rowett ở Anh, tin rằng ông đã phát hiện được bằng chứng đầu tiên. Ông cho chuột ăn khoai tây được biến đổi gene, loại đặc biệt có nhiều chất lectin, và sau đó quan sát được nhiều thay đổi và dấu hiệu của một hệ miễn dịch bị tổn thương tại những con vật thí nghiệm.
Nhưng kết luận từ thí nghiệm của Arpad vẫn là chủ đề tranh cãi gay gắt đến tận ngày nay. Phe phản đối cho rằng các thay đổi trong đường ruột rất đa dạng, tức là không do một nguyên nhân duy nhất gây ra. Ủy ban chuyên về độc hại của hóa chất trong thực phẩm của Áo tin rằng Arpad đã dùng những phương pháp nghiên cứu không phù hợp.
Cuộc tranh cãi lại sôi động trong tháng 2/2007, khi Viện nghiên cứu gene Criigen tại Pháp kiểm nghiệm các công trình nghiên cứu của tập đoàn Monsanto theo yêu cầu của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace. Chuyên gia về di truyền học Gilles-Eric Séralini phát hiện các con chuột thí nghiệm bị hỏng gan và tăng trưởng chậm sau khi ăn loại ngô biến đổi gene. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu EFSA cho rằng hiện tượng tăng trưởng chậm không đủ thuyết phục về mặt khoa học và những thay đổi trong gan đã được biết trước và phát sinh bởi nguyên nhân ngẫu nhiên. Vì thế mà ngô biến đổi gene không gây nguy hại.
![]() |
Ngô biến đổi gene. (Ảnh minh họa) |
Với dữ liệu mới nhất từ Wien, tổ chức Greenpeace cho rằng quan điểm của họ được xác nhận là đúng. "Kết quả của nghiên cứu là một bằng chứng thêm nữa cho những rủi ro của thực vật được biến đổi gene", bà Ulrike Brendel, chuyên gia kỹ thuật gene của Greenpeace, tuyên bố.
Song chính các nhà nghiên cứu cũng không dám khẳng định chắc chắn đến như vậy. Họ chỉ nhận định rằng, trong tương lai, các nghiên cứu về an toàn của ngô được biến đồi gene phải bao gồm cả những nghiên cứu về sinh sản. Một thành viên trong nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng các kết quả này có tính chất tạm thời và không thể nào mang sang áp dụng cho con người.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
