Tranh cãi xung quanh lăng mộ của Tào Tháo
Một số học giả Trung Quốc cho rằng chưa có đủ bằng chứng để khẳng định ngôi mộ ở Hà Nam là nơi chôn cất Ngụy vương Tào Tháo.
Bên trong lăng mộ của Tào Tháo. Ảnh: Reuters.
Tờ Global Times dẫn lời giáo sư Yuan Jixi, chuyên nghiên cứu văn học cổ ở đại học Nhân Dân cho rằng ngôi mộ từng bị đào xới nhiều trước khi các nhà khảo cổ học bắt tay khai quật nó. Vì thế, những cổ vật được tìm thấy có thể là giả và không đủ để thuyết phục đây là mộ của Tào Tháo. Giáo sư cũng thêm rằng vị trí của ngôi mộ không giống như những ghi chép lịch sử thời đó.
Giáo sư Gao Menghe thuộc đại học Phục Đán cũng chung quan điểm này. Ông nhận định vẫn còn quá sớm để nói đây là mộ của nhà quân sự tài ba thời Đông Hán. Ông kêu gọi lấy mẫu ADN từ sọ được tìm thấy và so sánh với hậu duệ của Tào Tháo.
Tuy nhiên, Pan Weibin, người đứng đầu nhóm khai quật mộ, bác bỏ những nghi ngờ trên. Ông khẳng định ý kiến của hai vị giáo sư kia không mang tính chuyên nghiệp vì họ không phải nhà khảo cổ học.
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc bắt đầu khai quật mộ được cho là của Ngụy vương Tào Tháo từ cuối năm ngoái. Khu mộ có diện tích 740 m2 và được chia thành hai ngăn. Các nhà khoa học cho rằng Tào Tháo đã được chôn cùng vợ và một nữ hầu. Phát hiện này vừa được công bố.
Tào Tháo (155-220) là thừa tướng cuối cùng của triều đại Đông Hán trước khi thành lập chính quyền Tào Ngụy trong thời kỳ Tam quốc tại Trung Quốc. Ông qua đời tại Lạc Dương, kinh đô của nhà Đông Hán. Sau khi truất ngôi vua Hán Hiến Đế, con của Tào Tháo là Tào Phi truy tôn cha là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế. Do đó lăng mộ của ông được coi là hoàng lăng.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
