Trẻ nào dễ bị bắt nạt?
Quá hiền lành, không biết cách giải quyết mâu thuẫn với bạn bè chỉ là hai trong số những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị đánh, dọa dẫm hoặc cô lập ở trường.
Trẻ hay bị bắt nạt hoặc cô lập có thể chán học và lạm dụng rượu, ma túy. Ảnh: kidsdevelopment.co.uk. |
Nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh những trẻ bị bạn bè đánh đập hoặc chế giễu thường gặp những vấn đề nào đó trong cuộc sống. Livescience cho biết, 10-13% trẻ ở độ tuổi đến trường tại Mỹ từng đối mặt với một dạng cô lập hoặc bắt nạt nào đó của bạn bè đồng lứa. Ngoài việc gây nên các vấn đề liên quan tới sức khỏe thần kinh, hành động bắt nạt và sự cô lập còn có thể khiến trẻ nhận điểm kém, bỏ học, lạm dụng các chất kích thích như rượu hay ma túy.
“Đó thực sự là một vấn đề chưa được chú ý đúng mức”, Clark McKown, một nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu hành vi thần kinh Rush tại thành phố Chicago, Mỹ, nhận xét.
Theo Livescience, McKown và các đồng nghiệp tuyển 284 trẻ em trong độ tuổi 4-16 để thực hiện hai thử nghiệm.
Trong thử nghiệm thứ nhất, nhóm nghiên cứu cho trẻ xem một số đoạn video và ảnh trước khi yêu cầu chúng đánh giá cảm xúc của những người trong ảnh dựa vào biểu hiện trên khuôn mặt, sắc thái giọng nói và động tác cơ thể. Trong thử nghiệm thứ hai, các nhà khoa học mô tả hàng loạt tình huống trong cuộc sống và yêu cầu trẻ nói ra cách xử lý của chúng đối với mỗi tình huống.
Sau đó nhóm nghiên cứu hỏi phụ huynh và giáo viên dạy 284 trẻ về hành vi xã hội và tình bạn của chúng.
Kết quả cho thấy những trẻ có các vấn đề về mặt xã hội cũng gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ cơ thể. Các em không nhận ra những ám hiệu phi ngôn ngữ, không hiểu được ý nghĩa của các động tác cơ thể và sự thay đổi sắc thái giọng nói, không nghĩ được ra những giải pháp hợp lý để giải quyết mâu thuẫn với người xung quanh.
Nhu cầu số một của nhân loại là được giống người khác, song rất nhiều đứa trẻ đang lạc lõng trong thế giới của chúng. Các em không hiểu những nguyên tắc cơ bản trong xã hội và thường mắc những sai lầm không một cách vô tình.
Chẳng hạn, một đứa trẻ có thể không bao giờ để ý tới hành động quắc mắt vì giận dữ của người khác hoặc không hiểu tại sao bạn nó lại giậm chân. Nhiều trẻ không biết cách dung hòa nguyện vọng của bạn bè với mong muốn của chúng.
“Điều quan trọng là phải xác định được những khiếm khuyết của trẻ và sau đó khắc phục những khiếm khuyết đó”, McKown nói.
Nếu trẻ em gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội trong thời gian dài thì một vòng tròn luẩn quẩn sẽ xuất hiện. Những trẻ bị hắt hủi có rất ít cơ hội thực hành kỹ năng xã hội, trong khi những đứa trẻ được yêu mến lại thừa thãi cơ hội để hoàn thiện kỹ năng của chúng. Tuy nhiên, trẻ chỉ cần một hoặc hai người bạn để thực hành những kỹ năng sống cần thiết.
Vì thế, cha mẹ, giáo viên và những người trưởng thành có thể giúp trẻ. Thay vì tỏ ra giận dữ hoặc thờ ơ khi trẻ mắc lỗi, người lớn nên dạy các em những kỹ năng xã hội. Trong quá trình truyền đạt kỹ năng, bạn nên giữ nguyên sắc thái giọng nói từ đầu tới cuối. Nếu được trao cho cơ hội học kỹ năng mới khi mắc lỗi, chứ không phải một hình thức trừng phạt, trẻ thường tỏ ra háo hức hơn trong việc tiếp thu.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween
Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.
Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết
Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?
Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp
Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...
Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"
Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?
Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.
Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc
"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.
Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm