Trinh nữ mắc bệnh lao trước khi bị hiến tế

Nghiên cứu mới đây trên một xác ướp 500 năm tuổi có tên “Trinh nữ” (Maiden) tiết lộ cô bé Inca 15 tuổi này đã mắc một loại nhiễm trùng phổi do vi khuẩn tại thời điểm diễn ra cái chết.

>>> Trưng bày xác ướp trinh nữ 500 năm tuổi

Maiden cùng với một bé trai 7 tuổi khác được phát hiện vào năm 1999 trong hố băng nằm ở độ cao 6.739 mét so với mực nước biển trên đỉnh núi lửa Llullaillaco của Argentina. Theo các nhà khoa học, 2 đứa trẻ bị biến thành vật hiến tế sử dụng trong nghi thức tôn giáo thuộc triều đại Inca, khu vực trải dài dọc dãy Andes ngày nay.

Kết quả trước đây từng chỉ ra rằng 2 đứa bé đã được “vỗ béo” với chế độ ăn uống khá đầy đủ gồm ngô và thịt lạc đà không bướu sấy khô trong vòng 1 năm. Sau khi chết, nhiệt độ luôn ở mức đóng băng cùng một số yếu tố tự nhiên khác giúp bảo quản cơ thể chúng gần như nguyên vẹn.

Trinh nữ mắc bệnh lao trước khi bị hiến tế
Xác ướp 500 năm tuổi có tên “Trinh nữ” được bảo
quản gần như nguyên vẹn. (Ảnh: Angelique Corthals)

Tiến hành nghiên cứu, nhà nhân chủng học Angelique Corthals đến từ Đại học New York và đồng nghiệp đã lấy mẫu của 2 xác ướp trong đó có vết máu trên áo choàng cậu bé rồi phân tích chuỗi protein trong các tế bào cơ thể. Sử dụng kỹ thuật gọi là shotgun proteomics, họ đặt mẫu nghiên cứu vào một thiết bị có tên phổ ký khối (mass spectrometer), đưa tất cả chuỗi protein của mẫu vào bộ phận cấu thành là các chuỗi axit amin.

Tiếp đó, với một phần mềm máy tính phức tạp, nhóm chuyên gia có thể so sánh chúng với các protein hiện có trong bộ gene người để xác định protein thực tế ở mẫu nghiên cứu, Corthals giải thích. “Bạn sẽ không áp dụng được phương pháp này cho loài vật không có bộ gene hoàn chỉnh”, bà nói.

Kết quả cho thấy những thông tin về protein trên Maiden phù hợp với hồ sơ bệnh án một bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp mãn tính. Chụp X-quang phổi và phân tích ADN của Maiden sau đó cũng phát hiện dấu hiệu loài vi khuẩn thuộc chi Mycobacterium, vốn là tác nhân gây nhiễm trùng phần trên của đường hô hấp và bệnh lao. Điều này không được tìm thấy ở xác ướp bé trai 7 tuổi.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy shotgun proteomics có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bệnh tật hoặc nguyên nhân tử vong ở các trường hợp liên quan tới khảo cổ học, y tế và tội phạm. Hiện nay, Corthals đang tiến hành nhiều thử nghiệm khác để xem liệu kỹ thuật này có sử dụng được với các mẫu cổ hơn và ít hơn hay không, chẳng hạn như mẩu xương nhỏ hoặc xác ướp Ai Cập.

Tham khảo: Livescience

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News