Trộn muối vào nhựa đường để hạn chế đóng băng trên đường

Tình trạng tạo bề mặt băng trên những con đường nhựa vào mùa đông có thể gây nên những vụ tai nạn không thể tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã sử dụng tới muối hóa học để xử lý.

Theo Hiệp hội Hóa Học Mỹ, một giải pháp hạn chế tình trạng đường đóng băng hiện nay vừa được tìm ra đó chính là muối. Nhà nghiên cứu hính của dự án, Seda Kizilel và đồng nghiệp đã trộn muối kali formate với một loại polymer có tên styrene-butadiene-styrene để tạo ra một hỗn hợp.


Mùa đông, tuyết rơi đóng băng mặt đường khiến tai nạn giao thông xảy ra là điều dễ hiểu.

Hỗn hợp này sau đó được trộn với các thành phần chính cấu tạo nên nhựa đường. Các vật liệu composite được chứng minh đủ độ cứng như nhựa đường thông thường nhưng được bổ sung thêm hoạt chất mới có tác dụng hạn chế tối đa tình trạng tạo băng trên bề mặt đường, nói cách khác hỗn hợp hóa chất sẽ có tác dụng quan trọng thúc đẩy quá trình tan băng trên mặt đường nhanh hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, chức năng chống đóng băng tỏ ra vô cùng khả thi sau hai tháng thử nghiệm. Tuy nhiên để ứng dụng ngoài thực tế vẫn sẽ đòi hỏi thêm một thời gian dài phát triển nữa.

Khả năng chống đóng băng có thể đạt hiệu lực kéo dài trong nhiều năm bởi nhựa đường thường được trải một lớp dày và phẳng trên bề mặt đường giao thông. Hỗn hợp chất chống đóng băng sẽ chỉ mất tác dụng sau một quá trình ăn mòn nhựa đường dưới tác động của quá trình lưu thông gây ra.


Khả năng chống đóng băng có thể đạt hiệu lực kéo dài trong nhiều năm.

Kế hoạch đưa vào sản xuất loại vật liệu trên hiện vẫn chưa được công bố. Tuy vậy, triển vọng ứng dụng thực tế của loại vật liệu này là rất cao và hứa hẹn sẽ giảm thiểu rất nhiều các vụ tai nạn thảm khốc thường xảy ra tại nhiều xứ lạnh mỗi khi mùa đông về. Dự án nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Industrial & Engineering Chemistry Research của Hiệp hội Hóa Học Mỹ mới đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News