Trộm ATM, vô tình… sụp hầm kho báu
Băng trộm xui xẻo nhất thế gian bỏ trốn sau khi đâm xe vào tòa nhà, không biết mình vừa mở lối vào khu vực bí mật chứa cả một kho báu thời trung cổ.
Nghĩ rằng trong một cửa hàng tiện lợi có máy ATM, một băng trộm không rõ danh tính đã đâm sập tường một tòa nhà ở làng Dedham (Anh) trong đêm nhưng không đạt được mục đích.
Các nhà khảo cổ khai quật "kho báu trung cổ" mà băng trộm đã vô tình mở lối vào - (ảnh: LIVE SCIENCE).
Do cửa hàng tiện lợi đó nằm trong một tòa nhà cổ xây dựng từ năm 1520, trong danh sách các công trình được bảo tồn nên nhóm chuyên gia đến từ cơ quan khảo cổ địa phương Colchester Archaeological Trust (CAT) đã tiếp quản hiện trường.
Họ bất ngờ phát hiện sự phá hoại của băng trộm đã vô tình làm sập một phần nhà, từ đó hé lộ những khu vực bí mật chưa từng được biết đến.
Toà nhà cổ nơi có cửa hàng tiện lợi đang được sửa chữa - (ảnh: East Anglian Daily Times).
Khu vực bí mật đó chứa cả một kho báu. Vụ trộm xảy ra vào tháng 12 năm ngoái và các nhà khảo cổ đã mất gần 1 năm cho việc khai quật và nghiên cứu những hiện vật giá trị trong ngôi nhà. Các hiện vật chủ yếu thuộc thời kỳ Tudor (1485-1603).
Lý do căn nhà chứa đầy cổ vật và có những cấu trúc bí mật là vì khi được xây dựng năm 1520, nó là nơi ở của một thương gia cực kỳ giàu có.
Điều hài hước nhất là trong quá trình đào bới những hiện vật nằm ẩn dưới hầm nhà, nhóm khảo cổ đào được một chiếc vạc ba chân chôn ở lối vào nhà. Hiện vật này từng được người dân châu Âu thời trung cổ coi như một vật trấn yểm, ngăn những kẻ xấu xa xâm nhập ngôi nhà. Nhiều người đùa rằng có lẽ bùa phép cổ xưa này đã phát huy tác dụng rất đúng lúc.
Theo Hội đồng Quận Colchester, hiện việc khai quật đã hoàn thành và cửa hàng tiện lợi mở cửa trở lại vào ngày 30-10. Tòa nhà được gia cố thêm một số cấu trúc bằng thép để ngăn chặn những chuyến viếng thăm khác của bọn trộm

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
