Trồng chuối không cần... đất
Nhóm nghiên cứu Đại học Wageningen, Hà Lan tuần này sẽ thu hoạch vụ chuối đầu tiên được trồng không cần đất. Dự án nhằm ngừa bệnh nấm Panama - căn bệnh "làm khổ" nông dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của nhà sản xuất và cung cấp chuối hàng đầu thế giới Chiquita Brands International.
Theo báo Financial Times, Giáo sư Kema và các đồng nghiệp của ông cũng đang nghiên cứu các chương trình lai tạo giống chuối sử dụng các giống chuối hoang có khả năng kháng nấm.
Giống chuối Cavendish (chuối Nam Mỹ) - (Ảnh: ALAMY).
"Điều cốt lõi trong chiến lược của chúng tôi là đa dạng hóa các sản phẩm chuối", ông Gert Kema, chuyên gia hàng đầu về chuối kiêm trưởng khoa bệnh thực vật nhiệt đới của đại học Wageningen tại Hà Lan, cho biết.
Bệnh nấm Panama (còn gọi là "bệnh vàng lá Panama" ở chuối) là một loại bệnh do nấm lưu tồn trong đất gây ra. Tại Việt Nam, bệnh này là một trong những vấn đề trở ngại trong sản xuất chuối trong nước.
Bệnh lây lan thông qua hoạt động lưu chuyển của đất, chủ yếu do người lao động và máy móc. Theo đó, việc trồng chuối trong nhà kính bằng cách sử dụng bông khoáng (rockwool) và dưỡng chất cho cây sẽ giúp cách ly chuối khỏi loại nấm này.
Được xác định tại Đài Loan từ đầu năm 1960, chủng nấm TR4 gây bệnh nấm Panama đã lây lan trên khắp châu Á và Úc, lan đến tận các bờ biển Mozambique và tới cả Trung Đông.
Người ta lo ngại chủng nấm bệnh này sẽ lan đến châu Mỹ La tinh và đe dọa nghiêm trọng các trang trại vốn đang cung cấp 3/4 lượng chuối xuất khẩu toàn thế giới.
Giới khoa học đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp ngăn chặn bệnh nấm Panama. Tuy nhiên hiện chưa có cách xử lý hiệu quả trong tình huống cây chuối bị nhiễm nấm.
Giải pháp duy nhất hiện nay là cố gắng phòng ngừa việc lưu chuyển đất đã bị nhiễm bệnh, các cây đã nhiễm nấm và các vật chất nhiễm bệnh tới những vùng không có bệnh.
Bệnh nấm Panama đang tàn phá các mùa vụ chuối ở nhiều trang trại trên toàn thế giới, đe dọa sự phát triển của giống chuối Cavendish (chuối Nam Mỹ), giống chuối đang chiếm tới 95% tổng số chuối bán ra trong ngành công nghiệp trị giá 36 tỉ USD toàn cầu. |

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
