Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

Năm 2018, một báo cáo của Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu nêu rõ: Nếu cả thế giới muốn kiềm chế hiện tượng nóng lên toàn cầu, chúng ta sẽ phải trồng thêm ít nhất 1 tỷ hecta rừng. Đó là một diện tích bằng với nước Mỹ mà bạn nhìn thấy trên bản đồ.

Nghe có vẻ là một nhiệm vụ bất khả thi? Nhưng không, một báo cáo mới công bố trên tạp chí Science cho thấy mục tiêu đó hoàn toàn có thể đạt được. Không tính đến diện tích đất nông nghiệp, thành phố và lượng rừng hiện tại, Trái Đất vẫn còn có thể quy hoạch thêm 0,9 tỷ hecta rừng.

Diện tích này cho phép chúng ta trồng 1-1,5 nghìn tỷ cây. Lượng cây này có thể lưu trữ tới 205 giga tấn carbon, khoảng hai phần ba lượng carbon mà con người đã thải vào bầu khí quyển từ những năm 1800 đến nay.

"Trồng rừng là giải pháp đơn giản nhất để đối phó với biến đổi khí hậu. Và đó cũng là giải pháp hiệu quả nhất", tác giả nghiên cứu Thomas Crowther, nhà sinh thái học đến từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết.

Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu
Trồng rừng là giải pháp đơn giản nhất để đối phó với biến đổi khí hậu.

Trái Đất vẫn còn chỗ cho 1 nghìn tỷ cây xanh, nếu trồng đủ chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

"Rừng là một trong những đồng minh tự nhiên lớn nhất của chúng ta trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu", Laura Duncanson, một nhà nghiên cứu dự trữ carbon đang làm việc cho Đại học Maryland và NASA cho biết.

Báo cáo đặc biệt của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng nếu có thể trồng thêm 1 tỷ hecta rừng, chúng ta sẽ ngăn được nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5 độ C vào năm 2050.

Crowther và Jean-Francois Bastin, một nhà sinh thái học khác đến từ Đại học ETH-Zurich, Thụy Sĩ đã quyết định tìm hiểu liệu mục tiêu này có khả thi hay không. Họ đã phân tích khoảng 80.000 bức ảnh vệ tinh để xác định các khu vực trên Trái Đất có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của các loại rừng khác nhau.

Sau đó, họ trừ đi các khu rừng hiện tại, khu vực nông nghiệp và khu vực đô thị để xác định diện tích đất trống còn lại. Kết quả, chúng ta đang có một quỹ đất lên tới 3,5 triệu dặm vuông, tương đương 9 triệu km vuông để trồng thêm rừng.

Nó cho phép 1-1,5 nghìn tỷ cây có thể phát triển đến khi trưởng thành. Đó là một con số đáng kể so với 3 nghìn tỷ cây hiện vẫn còn trên Trái Đất. Hơn một nửa diện tích đất trống này nằm ở 6 quốc gia: Nga, Mỹ, Canada, Úc, Brazil và Trung Quốc.

Kết quả chỉ ra mục tiêu phục hồi rừng của IPCC chắc chắn "khả thi trong điều kiện khí hậu hiện tại", các tác giả viết trong bài báo. Thế nhưng, chúng ta phải hành động nhanh chóng, bởi tốc độ biến đổi khí hậu vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trái Đất vẫn ở trong một quỹ đạo ấm lên. Nếu không tiến hành trồng thêm rừng ngay tại thời điểm này, quỹ đất dành cho cây xanh sẽ giảm mất 223 triệu hecta, tương đương gần một phần tư vào năm 2050.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng

Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng

Ngăn chặn nguy cơ dải băng ở Tây Nam Cực trượt ra đại dương và nhấn chìm các thành phố ven biển bằng cách phủ

Đăng ngày: 23/07/2019
Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Bạn có bao giờ đi du lịch ở Bắc Cực bao giờ chưa? Cảm giác ngoài trời lạnh âm độ C như thế nào? Nhưng có lẽ nếu bạn sống vào thời điểm cách đây 56 triệu năm trước, bạn có thể sẽ có cảm nhận khác.

Đăng ngày: 19/07/2019
Bão Danas và áp thấp nhiệt đới gây rủi ro thiên tai cấp 3 ở Biển Đông

Bão Danas và áp thấp nhiệt đới gây rủi ro thiên tai cấp 3 ở Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên biển đang có cơn bão Danas và áp thấp nhiệt đới mới hình thành, gây rủi ro thiên tai cấp 3 trên vùng Đông Bắc Biển Đông.

Đăng ngày: 18/07/2019
Nhiêu liệu sinh học low-carbon: Nhiều thân thiện môi trường

Nhiêu liệu sinh học low-carbon: Nhiều thân thiện môi trường

Trái đất đang nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính vì ô nhiễm khí thải, với chất chính là dioxide carbon. Một phần tư lượng carbon dioxide đến từ việc đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện giao thông vận tải.

Đăng ngày: 18/07/2019
Các thành phố lớn châu Á sẽ bị thời tiết

Các thành phố lớn châu Á sẽ bị thời tiết "cực đoan chưa từng có"

Các nhà nghiên cứu cảnh báo đến năm 2050, hơn 20% số thành phố lớn trên thế giới sẽ đối mặt với các điều kiện thời tiết cực đoan chưa từng thấy, do nhiệt độ gia tăng làm tăng nguy cơ lũ lụt và hạn hán.

Đăng ngày: 17/07/2019
Bão Danas giật cấp 10 hướng vào biển Đông

Bão Danas giật cấp 10 hướng vào biển Đông

Sáng sớm nay (17/7), bão Danas đã vào vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-dông (Philippines), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Đăng ngày: 17/07/2019
Bali rung chuyển do động đất dưới đáy biển

Bali rung chuyển do động đất dưới đáy biển

Ngày 16/7, một trận động đất dưới đáy biển mạnh 6,1 độ Richter đã xảy ra ở khu vực phía nam đảo Bali của Indonesia.

Đăng ngày: 17/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News