Trong một vài trường hợp, đây là loài động vật có thể giết chết được sư tử bên ngoài thiên nhiên hoang dã

Sử tử và hổ luôn được coi là chúa tể của muôn loài, tuy nhiên bên ngoài thiên nhiên hoang dã vẫn có những loài động vật có thể tước đoạt đi mạng sống của sư tử.

Những loài động vật đã được biết đến để giết một con sư tử trong một vài tình huống thích hợp

Sư tử có thể được coi là chúa tể của muôn loài tại châu Phi, nhưng điều đó không có nghĩa là loài săn mồi này là bất khả chiến bại. Sư tử săn đuổi một số con mồi bằng tất cả sức mạnh và sự tinh ranh đáng kể của chúng. Trong một số trường hợp, con mồi của chúng sẽ làm tất cả những gì có thể để chạy thoát hoặc thậm chí giết một con sư tử.

Môi trường sống ở châu Phi mà những con mèo lớn này gọi là nhà đã sinh ra nhiều loại sinh vật nguy hiểm - và nhiều loài trong số chúng sẵn sàng hạ gục sư tử dù đó là để tự vệ hay là một hành động bảo vệ lãnh thổ.

1. Hươu cao cổ


Một con hươu cao cổ có thể đá với lực tương đương với trọng lượng cơ thể khiến sư tử có thể dễ dàng bị hạ gục.

Giống như hầu hết các động vật săn mồi đỉnh cao, sư tử có xu hướng chọn ra những con mồi ốm yếu và dễ bị tổn thương nhất để nhắm mục tiêu, một hình thức chọn lọc tự nhiên giữ cho các xu hướng tiến hóa liên tục tiến lên. Tuy nhiên thực tế không bao giờ diễn ra theo đúng lý thuyết, đôi khi sư tử cũng lựa chọn hươu cao cổ làm con mồi dù tương quan giữa trọng lượng và chiều cao giữa hai loài chênh lệch khá lớn.

Hươu cao cổ đực trung bình nặng hơn 900 kg và đạt chiều cao trên 5 mét. Điều đó khiến chúng cao lớn hơn rất nhiều khi so với một con sư tử nặng trung bình 200 kg. Trong trường hợp bị tấn công, một con hươu cao cổ có thể đá với lực tương đương với trọng lượng cơ thể và với sức mạnh này, sư tử có thể dễ dàng bị hạ gục. Trên thực tế, đã có những trường hợp ghi nhận hươu cao cổ giết chết sư tử trong khi bị chúng săn đuổi,

2. Cá sấu


Cá sấu lớn có thể lôi những con sử tử trưởng thành xuống vùng nước khi có cơ hội.

Ngoài săn đuổi những con mồi bên ngoài đồng cỏ, sử tử còn săn trộm trứng từ tổ của cá sấu khi có cơ hội, nhưng những con trưởng thành của loài này có thể gây nguy hiểm thực sự cho sư tử. Cá sấu không thể chạy nhanh bằng sư tử khi ở trên cạn, nhưng những cá thể lớn có lôi những con sử tử trưởng thành xuống vùng nước khi có cơ hội - và đôi khi sử tử cũng làm mồi cho cá sấu khi bị mắc kẹt quá lâu dưới nước. Một con cá sấu có lực cắn trung bình là 1.700 kg trên mỗi inch vuông - một lực cắn quá khác biệt so với lực cắn 650 PSI của sư tử.

3. Tê giác


Tê giác lớn có khả năng húc thủng bụng một con sư tử trưởng thành.

Sư tử được biết là săn mồi có chọn lọc đối với tê giác đen - và những con được chọn lọc nhiều thường là những con tê giác đã quá già. Nhưng đôi khi những con sư tử mới lớn cũng liều lĩnh đi săn tê giác trưởng thành, và đó là sự lựa chọn hoàn toàn sai lầm.

Tê giác có thể nặng khoảng hơn 2 tấn, nhưng một con tê giác trưởng thành có thể đạt tốc độ 35 dặm một giờ và sừng của nó có khả năng húc thủng bụng một con sư tử trưởng thành. Hầu hết các con sư tử đều nhận ra rằng việc đối mặt với một con tê giác trưởng thành là không đáng để mạo hiểm, nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng khi mùa khô hạn đến và nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, một vài đàn sư tử sẽ chọn tê giác làm con mồi hoặc những con sư tử đực mới lớn, chưa nhiều kinh nghiệm cũng muốn thử liều mình và nhận về cái chết không nằm ngoài dự đoán.

4. Trâu rừng châu Phi


Nhiều nhà khoa học cho rằng mối căm thù giữa trâu rừng và sư tử đã được in sâu vào gene.

Trâu rừng không phải là con mồi lớn nhất mà sư tử săn đuổi. Sư tử tận dụng lợi thế của đàn để tấn công từ phía sau và tránh cặp sừng sắc nhọn của trâu rừng. Sư tử cái sẽ bất ngờ hạ gục một con trâu hoặc hạ gục con yếu nhất và chậm nhất khi cả đàn bỏ chạy - nhưng những chiến thuật bầy đàn đó có thể gây ra cái chết cho sư tử.

Nhiều đàn trâu thực hành chiến thuật di chuyển lợi dụng số lượng tuyệt đối của chúng để đuổi theo hoặc thậm chí giết chết những con sư tử dám tấn công chúng. Trâu rừng cũng là một mối đe dọa chủ động, vì loài động vật móng guốc khổng lồ này được biết là thường xuyên tìm kiếm sư tử con để giẫm chết chúng trước khi chúng có thể phát triển và gây ra mối đe dọa cho đàn trâu. Nhiều nhà khoa học cho rằng mối căm thù giữa trâu rừng và sư tử đã được in sâu vào gene, theo đó đã có rất nhiều báo cáo ghi nhận cả đàn trâu rừng tấn công sư tử và giết chết chúng.

5. Voi bụi cỏ Châu Phi


Những chiếc ngà, vòi và cơ thể to lớn của voi là mối đe dọa đáng gờm đối với cả bầy sư tử.

Voi bụi cỏ châu Phi là loài động vật có vú trên cạn lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Không có gì ngạc nhiên khi những con vật này có thể giết chết một con sư tử. Đó là lý do tại sao sư tử chủ yếu nhắm vào việc săn đuổi những con voi con - và đây cũng chính là là lý do tại sao những sinh vật này đã phát triển các thói quen bảo vệ để giữ an toàn cho con non của chúng.

Một con voi đực có thể đạt trọng lượng lên tới 6,5 tấn, và khi bị tấn công, toàn bộ đàn sẽ vây quanh để che chắn cho con non của chúng trước sư tử. Những chiếc ngà, vòi và cơ thể to lớn của voi là mối đe dọa đáng gờm đối với cả bầy sư tử.

Sư tử có thể dễ dàng chết khi đối mặt với một con voi trưởng thành, và nếu có thể bỏ chạy sau cuộc tấn công của voi thì sư tử cũng mau chóng bỏ mạng vì những thương tích nặng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con voi già đã phát triển các phương pháp phòng thủ tinh vi hơn để chống lại sư tử và chúng truyền bá kiến thức đó cho những thành viên khác trong đàn để chủ động bảo vệ đàn con của mình trước các mối đe dọa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur, còn được gọi là "bò rừng Ấn Độ" hay bò tót, là loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã. Chúng là họ hàng gần của gia súc thuần hóa.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News