Trong năm qua, hàng nghìn con bướm đã bốc hơi mà các nhà khoa học chưa biết tại sao

Cuộc đếm bướm nhằm giúp các nhà khoa học của nhóm tình nguyện viên thuộc WMTC (Western Monarch Thanksgiving Count) đã diễn ra. Chỉ có điều, lũ bướm đã không xuất hiện.

Những năm gần đây, cứ đến tháng 11 là nhiều người tại tiểu bang California lại tụ họp để... đếm bướm. Họ là các tình nguyện viên thuộc WMTC (Western Monarch Thanksgiving Count) - một dự án khoa học vì cộng đồng, nhằm giúp các nhà khoa học điều tra về dân số loài bướm vua nổi tiếng của Bắc Mỹ.

Năm nay cũng vậy, các tình nguyện viên lại tiếp tục truyền thống của mình như mọi năm. Chỉ phiền một nỗi, lũ bướm đã không xuất hiện.

Trong năm qua, hàng nghìn con bướm đã bốc hơi mà các nhà khoa học chưa biết tại sao
Những con bướm vua phương Tây.

Vào mùa xuân và mùa hạ, bướm vua phương Tây (western mornarch butterfly) sẽ tản ra sinh sản tại khắp các tiểu bang ở bờ Đông: Washington, Idaho, Nevada, Utah... rồi sau đó tụ tập tại California để trú rét khi đông về. Các tình nguyện viên của WMTC sẽ đếm số bướm tại 97 địa điểm đông nhất. Như năm 2017, họ đếm được tổng cộng khoảng 148.000 cá thể bướm.

Còn năm 2018, con số chỉ là 20.000, giảm tới 86%.

Vẫn biết rằng số lượng của loài bướm này đang giảm, và dựa trên xu hướng ấy các chuyên gia đã ước lượng được số bướm nên xuất hiện vào năm nay. Nhưng không, con số thu được còn ít hơn số ước tính tới 30.000 cá thể, và điều đó cho thấy loài bướm này đang rơi vào tình trạng cực kỳ nguy cấp.

Các chuyên gia hiện vẫn chưa thể đưa ra lý giải vì sao số lượng bướm lại giảm quá nhanh như thế. Tuy nhiên, manh mối ban đầu là hiện tượng này xảy ra vào giai đoạn cuối đông 2017 - đầu xuân 2018, khi các cá thể bướm trưởng thành bước vào giai đoạn cuối đời khiến chúng dễ tổn thương hơn.

Trong năm qua, hàng nghìn con bướm đã bốc hơi mà các nhà khoa học chưa biết tại sao
Các hiện tượng khí hậu bất thường trong năm cũng có thể là nguyên do khiến bướm vua suy giảm.

Các hiện tượng khí hậu bất thường trong năm cũng có thể là nguyên do, như những trận bão khá gay gắt tại California vào cuối mùa hè năm nay, và đợt cháy rừng kinh thiên động địa chúng ta đã biết đến gần đây. Đó là chưa tính đến đợt hạn hán kéo dài tại nhiều khu vực và chất lượng không khí cung đang giảm xuống.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Biological Conservation năm 2017, số lượng bướm vua phương Tây tại Bắc Mỹ đang có xu hướng giảm mạnh hơn bao giờ hết. Trong vòng 20 năm qua, số lượng đã giảm 72%. Xét trên giai đoạn nửa thế kỷ, đó là 86%.

Cũng theo nghiên cứu này thì vào giai đoạn thập niên 1980, có khoảng 10 triệu con bướm vua trú đông tại California. Nhưng đến năm 1997 và 1998, khoa học chứng kiến số lượng bướm sụt giảm một cách đột ngột.

"Nghiên cứu cho thấy số lượng bướm hiện tại đang ít hơn bao giờ hết trong vòng 35 năm qua. Nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra thì trong tương lai, chúng có thể sẽ không còn tồn tại nữa" - trích lời Chery Schultz, tác giả nghiên cứu.

Theo các chuyên gia dự đoán, nếu như không sớm thực hiện các công tác bảo tồn, tương lai của bướm vua sẽ cực kỳ ảm đạm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài kiến có bộ hàm

Loài kiến có bộ hàm "quái vật", đóng mở nhanh gấp 5.000 lần một cái chớp mắt

Loài kiến ​​Dracula có thể đóng hàm với tốc độ 320km/h, nhanh gấp 5.000 lần so với một cái chớp mắt.

Đăng ngày: 13/12/2018
Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh?

Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh?

Dù muỗi hút máu và truyền một số loại bệnh từ người này sang người khác nhưng đáng chú ý là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng muỗi không truyền HIV, vì nhiều lý do.

Đăng ngày: 13/12/2018
Trồng chuối không cần... đất

Trồng chuối không cần... đất

Nhóm nghiên cứu Đại học Wageningen, Hà Lan tuần này sẽ thu hoạch vụ chuối đầu tiên được trồng không cần đất.

Đăng ngày: 12/12/2018
Nọc độc ong bắp cày có thể giúp con người chống lại siêu vi khuẩn

Nọc độc ong bắp cày có thể giúp con người chống lại siêu vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu của MIT vừa phát hiện ra khả năng kháng khuẩn trong nọc độc của ong bắp cày Polybia paulista - một loài ong bắp cày nguy hiểm ở đông nam Brazil.

Đăng ngày: 11/12/2018
Vi khuẩn liên quan đến “cái chết đen” được tìm thấy trong mộ 5.000 năm tuổi

Vi khuẩn liên quan đến “cái chết đen” được tìm thấy trong mộ 5.000 năm tuổi

Phát hiện mới nhất cho thấy mầm bệnh dịch hạch khủng khiếp có thể đã tàn phá các khu định cư trên khắp châu Âu từ cuối thời kỳ đồ đá.

Đăng ngày: 11/12/2018
Vi khuẩn bảo vệ tranh cổ khỏi các vi khuẩn ăn sắc tố

Vi khuẩn bảo vệ tranh cổ khỏi các vi khuẩn ăn sắc tố

Các vi khuẩn ăn sắc tố là một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị các bức tranh vô giá, nhưng những vi khuẩn khác có thể giúp chúng ta bảo vệ chúng.

Đăng ngày: 10/12/2018
Kỳ thú những

Kỳ thú những "chiêu trò" được thực vật sử dụng trong quá trình sinh sản

Có rất nhiều giải pháp sinh sản đặc biệt đã được hình thành trong thế giới thực vật, thông qua quá trình tiến hóa!

Đăng ngày: 08/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News