Trồng rừng tại sa mạc Avarah

Các nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Tel Aviv, Israel, đang tiến hành trồng rừng tại sa mạc Aravah, Israel.

Bằng việc trồng các loài thực vật bản địa, (sử dụng lượng nước thải tái chế vốn không phù hợp cho nông nghiệp) ở các vùng đất khô cằn tại sa mạc Aravah, Israel, các nhà nghiên cứu bao gồm giáo sư Amram Eshel và giáo sư Aviah Zilberstein, làm việc tại Trung tâm Năng lượng tái tạo mới và Khoa học đời sống George S. Wise, Phân Khoa Sinh học Phân tử và Sinh thái học thực vật, Đại học Tel Aviv, Israel, đã thành công trong việc góp phần làm giảm lượng phát thải khí carbon trong khí quyển.

Ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả các khu vực ở Ấn Độ, Trung Á và vùng sa mạc Sahara, việc trồng mới các loại thực vật bản địa trong điều kiện địa hình hiểm trở, khô hạn, thật sự mang lại hiệu quả trong nỗ lực làm giảm phát thải khí CO2. Các loại cây trồng vốn có thể hấp thụ khí CO2 từ khí quyển và chuyển đổi thành oxy.

Trồng rừng tại sa mạc Avarah

Kết quả của nghiên cứu cứu này đã được công bố trên Tạp chí the European Journal of Plant Science and Biotechnology.

Mặc dù việc trồng rừng hiện tại của chúng tôi là một sáng kiến ​​cần thiết, Giáo sư Eshel nói, nhưng hành động này không đủ để bù đắp lượng phát thải khí CO2 trên phạm vi toàn cầu. Trong nỗ lực để trồng mới rừng, nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển, nhiều quốc gia đã chuyển đổi đất nông nghiệp màu mỡ thành rừng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng sự tăng trưởng đáng khích lệ (diện tích rừng) trên một mảnh đất vốn khô hạn, chẳng hạn như đất sa mạc, là một xu hướng khả thi hơn.

"Khi nhìn vào sự cân bằng carbon trên tổng thể của việc chuyển đổi đất nông nghiệp và nước ngọt thành các sản phẩm năng lượng, bạn có thể không thu được nhiều lợi ích", theo giáo sư Eshel.

"Bởi vì bạn đã đầu tư rất nhiều năng lượng trong quá trình chuyển đổi này, do đó, đã góp phần phát hành một lượng lớn khí CO2 vào khí quyển".

Để bảo tồn nước ngọt, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các nguồn nước được coi là chất lượng thấp, chẳng hạn như nước thải tái chế và nước muối là sản phẩm của nhà máy khử muối nội địa. Giai đoạn cuối cùng của là phải tìm ra loại cây trồng bản địa giỏi thích nghi với môi trường sa mạc. Các nhà nghiên cứu đã chọn Tamarix(một chi thực vật bao gồm cây tuyết tùng muối và là loài cây bản địa sống ở các sa mạc). Khoảng 150 chủng loại khác nhau của các loài thực vật được sử dụng, phát triển trong cả hai thiết lập: một khu vườn phổ biến và mật độ mô phỏng cây trồng thương mại.

Bên cạnh đó, rừng cây ở sa mạc ( không sử dụng đất dành cho nông nghiệp) cũng có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng tái tạo. Những "sinh khối" hoặc "nhiên liệu sinh học", có nguồn gốc từ cây trồng tự nhiên, có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch truyền thống như than đá.

"Cần triển khai việc trồng rừng ở sa mạc trên phạm vi toàn cầu, chẳng hạn như sa mạc Sahara, đủ lớn để phát triển các loại cây trồng trên một quy mô lớn hơn".
Giáo sư Eshel nói thêm rằng: "những gì đã được thực hiện ở sa mạc Aravah, Israel, có thể được nhân rộng ở những nơi khác (sa mạc khác) để đem lại hiệu quả lớn trong việc bù đắp cho lượng phát thải khí CO2 vào khí quyển hiện nay".

Nghiên cứu này là một sự hợp tác giữa trường Khoa học môi trường Porter, Đại học Tel Aviv, Israel; Trường Đại học Tuscia, ở Viterbo, Ý; và Đại học Hebrew, ở Jerusalem, Ixrael. Kinh phí nghiên cứu được cung cấp bởi Bộ Môi trường, Đất đai, và Biển, Italy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News