Trong tương lai, mặt đường sẽ tạo ra năng lượng khi xe cộ đi lại

Trong xu hướng phát triển xanh như hiện nay, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực không ngừng để tìm kiếm những nguồn năng lượng mới, xanh hơn, sạch hơn. Và mới đây, các nhà khoa học Anh đã phát triển một vật liệu mới để biến những rung động do xe cộ chạy qua thành điện năng thắp sáng.

Các nhà khoa học tại Đại học Lancaster ở Anh Quốc đang nỗ lực làm việc để phát triển loại vật liệu thông minh có thể được trộn kết hợp vào bê tông nhằm thu nhận và chuyển hóa những rung động do xe cộ tạo ra thành điện năng.

Công nghệ mới được phát triển này có thể tạo ra hơn 1 megawatt điện trong một giờ giao thông bình thường với khoảng từ 200 đến 300 xe lưu thông. Trước mắt, điện tạo ra được có thể dùng cho hệ thống đèn đường, nhằm tiết kiệm tiền thuế của người dân.


Trong tương lai, áp lực xe cộ gây ra lên mặt đường sẽ được chuyển hóa thành điện năng. (Ảnh minh họa: Adrian Dennis/EPA).

“Chúng tôi đang phát triển một loại vật liệu mới có thể tận dụng được tối đa hiệu ứng áp điện (piezoelectric) khi các phương tiện đi qua và gây áp lực lên mặt đường, sau chuyển hóa thành điện năng”, Mohamed Saafi, giáo sư tại Đại học Lancaster cho biết.

Số tiền tiết kiệm được từ lượng điện tạo ra có thể được sử dụng để nâng cấp và cải tạo các tuyến đường, cũng như đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng khác trong thành phố.

“Hệ thống của chúng tôi ngoài tạo ra điện năng cho đèn đường, đèn tín hiệu giao thông, mà xa hơn khi xe điện trở nên phổ biến, nó sẽ được dùng làm nguồn năng lượng để sạc cho những loại xe này. Công nghệ này của chúng tôi cũng có thể áp dụng được cho những thành phố thông minh trong tương lai, qua việc giám sát được lưu lượng giao thông trong một thời gian nhất định”, Saafi cho biết thêm.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lancaster đang hợp tác nghiên cứu với nhiều kỹ sư và nhà khoa học về vật liệu khác từ khắp Châu Âu. Dự án đã đi được thành công bước đầu khi Liên minh Châu Âu (EU) dành sự quan tâm đến và tài trợ vốn cho việc nghiên cứu của dự án.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 11/01/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 14/12/2024
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/12/2024
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 24/11/2024
Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh

Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Đăng ngày: 07/11/2024
Robot cứu hộ hình người của NASA

Robot cứu hộ hình người của NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.

Đăng ngày: 26/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News