Trong vòng 80 năm tới, ra đường vào mùa hè sẽ ngang với tự sát

Đó là thời điểm biến đổi khí hậu khiến thời tiết mùa hè trở nên nóng khủng khiếp. Với cái nóng ấy, chẳng ai có thể sống yên ổn cả.

Quá trình biến đổi khí hậu đang khiến mùa hè nóng lên theo từng năm. Và theo một nghiên cứu mới đây, sẽ đến thời điểm ngay cả việc đi ra ngoài ở một số nơi trên thế giới cũng đồng nghĩa với tự sát.


Hạn hán nặng nề ở Ấn Độ.

Cụ thể, các chuyên gia từ MIT (Mỹ) cho rằng khi đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ sẽ gia tăng rất mạnh ở Nam Á. Khi ấy, cái nóng cùng độ ẩm sẽ khiến cơ thể người không thể chịu đựng nổi và có thể sẽ chết.

Theo đó, những khu vực có thể phải chịu lượng nhiệt khổng lồ này là Ấn Độ, Bangladesh, phía Nam Pakistan... Nhìn chung, sẽ có khoảng 1,5 tỉ người chịu ảnh hưởng.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu về khả năng cơ thể chống lại cái nóng trước sự thay đổi về độ ẩm. Dành cho những ai chưa biết, không khí quá ẩm sẽ khiến cơ thể không thoát được nhiệt bằng cơ chế đổ mồ hôi, gây sốc nhiệt và thậm chí là tử vong.

Các chuyên gia sử dụng nhiệt kế bầu ướt (wet-bulb temperature) - vốn được sử dụng để đo khả năng hơi nước bốc lên. Kết quả cho thấy, khi nhiệt độ wet-bulb đạt 35 độ C, con người có thể chết sau vài giờ vì không thể làm mát được.


Nắng nóng năm 2015 đã khiến nhiều đường phố tại Ấn Độ nóng chảy.

Để dễ so sánh, chỉ số nhiệt kế bầu ướt ngày nay rất hiếm khi vượt quá 31 độ C, nhưng như vậy cũng đủ để giết chết tới 3.500 người tại Vịnh Ba Tư vào năm 2015. Và theo như nghiên cứu này, đến cuối thế kỷ 21 chỉ số nhiệt kế bầu ướt có thể lên từ 31 - 34,2 độ C.

"Nó sẽ đưa chúng ta chạm đến ngưỡng phải đấu tranh sinh tồn, vì khả năng tồn tại ở độ web-bulb trên 30 là rất khó" - trích lời tiến sĩ Elfatih Eltahir.

"Thậm chí chẳng cần đến nhiệt độ. Với độ ẩm như vậy, sản lượng nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng, con người sẽ chết vì đói".


Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ sẽ gia tăng rất mạnh ở Nam Á.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Press Association.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 10/01/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 04/01/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News