Trứng cá mập cũng biết phát hiện kẻ thù

Phôi thai cá mập vẫn đang phát triển trong trứng đã có khả năng cảm nhận điện trường của những kẻ săn mồi và “đóng băng” tại chỗ để tránh bị phát hiện, theo một nghiên cứu mới.

Nhiều loài cá mập đẻ con ra nước trong những túi trứng hình chữ nhật được gọi nôm na là “ví của nàng tiên cá” hay “ví của quỷ”. Những túi trứng này thường sở hữu các tua dài ở mỗi góc nhằm giúp chúng neo đậu vào các bề mặt.

Cá mập bố mẹ luôn sử dụng các thụ quan điện cực có độ nhạy cao (được biết đến dưới tên gọi “giác ampullae của Lorenzini”) để phát hiện các điện trường do những cơn co thắt cơ bắp của con mồi tiềm năng tạo ra. Mới đây, các nhà khoa học Australia phát hiện, phôi thai của chúng cũng có khả năng tương tự, giúp phát hiện điện trường của kẻ thù nhằm tránh bị ăn thịt.

Trứng cá mập cũng biết phát hiện kẻ thù
Trong thời gian 5 tháng sinh trưởng bên trong túi trứng, phôi thai
của cá mập tre vằn đã có khả năng phát hiện trường điện của kẻ
thù và đối phó bằng cách bất động hoàn toàn. (Ảnh: Live Sicence)

Các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu loài cá mập tre vằn, danh pháp khoa học là Chiloscyllium punctatum. Phôi thai của chúng mất tới 5 tháng sinh trưởng bên trong các túi trứng trôi nổi giữa đại dương nên dễ bị cá, động vật có vú dưới biển và thậm chí cả những sinh vật thân mềm to lớn tấn công.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, ngay cả khi trú ngụ bên trong túi trứng, phôi thai cá mập đã có khả năng phát hiện trường điện mô phỏng của kẻ thù như cá trong phòng thí nghiệm. Theo kết quả ghi chép bằng video, các con cá mập con đang phát triển đã đối phó với tín hiệu thu được bằng cách dừng mọi hoạt động các mang của chúng và giữ cơ thể ở trạng thái bất động hoàn toàn.

Giới khoa học nhận định, các khám phá trên có thể giúp phát triển những thuốc chống cá mập hiệu quả hơn bằng cách phát ra trường điện xua đuổi chúng.

Đây có thể là một biện pháp bảo đảm an toàn cho con người đồng thời bảo vệ được các loài cá mập vốn đang suy giảm dân số nhanh chóng mỗi năm trên toàn thế giới, chủ yếu do vô tình vướng vào lưới đánh cá.

Nhà nghiên cứu Ryan Kempster đến từ Đại học Tây Australia tuyên bố, sự nguy hiểm mà con người tạo ra đối với cá mập còn vượt xa những gì chúng tạo ra đối với chúng ta. “Trong một nỗ lực nhằm biến đại dương trở thành nơi an toàn hơn, các chính quyền ở tây Australia, Hawaii và vùng đảo Reunion thuộc Pháp đã thực thi việc giết cá mập phòng ngừa.

Trước vai trò thiết yếu của cá mập đối với các hệ sinh thái đại dương, tôi tin rằng cách làm phù hợp hơn là tận dụng những biện pháp kiểm soát cá mập không có yếu tố giết hại, chẳng hạn như dùng trường điện xua đuổi chúng”, ông Kempster nhấn mạnh trên trang Live Science.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News