Trứng chim tự làm sạch
Trứng của một loài chim gọi là guillemot có cấu trúc đặc biệt, cho phép chúng tự làm sạch mà không cần sự can thiệp của chim bố mẹ.
Cuộc nghiên cứu đã được bắt đầu sau khi các nhà khọc học Anh phát hiện đặc điểm kháng nước của trứng chim guillemot, một loài chim anca còn sót lại hiện nay.
Kết quả phân tích sau đó tiết lộ vỏ trứng của loài chim này được trang bị cấu trúc đặc biệt, có hình nón nhỏ xíu trên bề mặt, bảo vệ trứng không bị ướt, theo BBC Nature dẫn lời tiến sĩ Steven Portugal của Đại học Thú y Hoàng gia tại London (Anh).
Chim guillemot có thói quen thả trứng trên các vách đá - (Ảnh: BBC)
“Tôi đã vô ý làm đổ nước chưng cất lên một rổ trứng. Và tôi lưu ý thấy trứng của guillemot phản ứng khác biệt theo hướng các giọt nước hình thành trên bề mặt. Chúng hình thành những giọt nước nhỏ, chứ không chảy tràn xuống trứng”, chuyên gia trên cho biết.
Sự tượng hình giọt nước thành các khối cầu hoàn hảo là dấu hiệu cho thấy đây là các bề mặt kháng nước. Và ví dụ nổi tiếng nhất trong tự nhiên là lá sen.
“Cơ chế này đã được sao chép trong ngành thiết kế, do nó có khả năng tự làm sạch”, theo tiến sĩ Portugal.
“Những khối cầu nước rơi xuống khi chạm bề mặt, và cuốn theo mọi chất bẩn tích tụ”, ông giải thích.
Theo các chuyên gia, sở dĩ trứng chim guillemot được trang bị bề mặt đặc biệt như vậy là nhằm đối phó với môi trường khắc nghiệt nơi vách đá cheo leo.
Chim bố mẹ chẳng màng đến chuyện phải làm tổ, mà cứ vứt bừa trứng trên vách đá, do vậy trứng cần tồn tại được trong môi trường có thể bị nước biển văng trúng, hoặc đá sỏi lởm chởm xung quanh.
Cơ chế tự làm sạch cho phép phôi bên trong có thể thở được, bằng cách lưu chuyển khí ô xy và CO2 xuyên qua vỏ trứng. Các cấu trúc hình nón cũng giúp trứng cứng chắc hơn.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.
