Trung Quốc chỉ còn 45 hổ hoang dã

Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tuyên bố Trung Quốc chỉ còn khoảng 45 cá thể hổ còn sống trong môi trường tự nhiên.

Một con hổ Hoa Nam. WWF cho rằng phân loài hổ này đã tuyệt chủng. Ảnh: tigerdata.info.

Bà Xie Yan - giám đốc chương trình bảo tồn hổ của WCS tại Trung Quốc - nói với AFP rằng cách đây khoảng 20 năm hổ tung hoành ở nhiều vùng rộng lớn tại Trung Quốc. Nhưng các cuộc khảo sát từ năm 2000 tới nay cho thấy chỉ còn khoảng 15 con hổ Bengal còn sống ở Tây Tạng, 10 con hổ Đông Dương ở khu vực tây nam và khoảng 20 con hổ Siberia ở vùng đông bắc.

Nhưng điều đáng buồn hơn là hổ Hoa Nam - một trong những phân loài hổ có nguồn gốc tại Trung Quốc - có thể đã tuyệt chủng. Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) cho hay người ta không tìm thấy bất kỳ con hổ Hoa Nam nào kể từ những năm cuối thập niên 70. Vào thập niên 50 số lượng hổ Hoa Nam vào khoảng 4.000 cá thể.

Nạn săn bắn, hoạt động chặt phá rừng, sự suy giảm số lượng con mồi là những nguyên nhân khiến hổ biến mất nhanh chóng.

Trung Quốc cấm buôn bán xương hổ và các sản phẩm liên quan tới hổ từ năm 1993, nhưng tình trạng săn bắn trộm và buôn bán trái phép các sản phẩm từ hổ vẫn không hề thuyên giảm. Nguyên nhân chính, theo các chuyên gia, là do không có những biện pháp mạnh về mặt luật pháp.

"Nỗ lực bảo tồn hổ được tăng cường trong vài năm qua, song số lượng của chúng vẫn liên tục giảm", bà Xie bình luận.

Vào tháng trước Trung Quốc cùng 12 nước khác cam kết tăng gấp đôi số lượng hổ hoang dã trước năm 2022. Các nước này cũng kêu gọi bảo vệ môi trường sống của hổ để ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng.

Số lượng hổ hoang dã trên toàn thế giới hiện nay chỉ còn khoảng 3.200 - mức thấp nhất trong lịch sử. Trong thập niên 80 số lượng của chúng vào khoảng 20.000 con.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News