Trung Quốc công bố phát minh đột phá: Ứng dụng kỹ thuật công nghệ tạo ra vật liệu "bền chưa từng có"

Quy trình đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng tạo ra các vật liệu có thể dễ dàng ứng dụng trong vận tải, hàng không vũ trụ.

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một kỹ thuật giúp cho hợp kim nhôm có khả năng chịu nhiệt cao hơn, cải thiện mặt hạn chế của kim loại nhẹ này. Đây vốn là thành phần quan trọng trong các lĩnh vực như hàng không vũ trụ và vận tải.

Hợp kim nhôm được biết đến với mật độ thấp, độ bền đặc biệt cao và khả năng chống ăn mòn. Nhưng cho đến nay, khả năng chịu nhiệt của chúng tương đối hạn chế. Các hợp kim nhôm truyền thống thường chịu được mức nhiệt độ khoảng 350 độ C. Đến ngưỡng 400 độ C, tính chất cơ học của loại vật liệu này sẽ nhanh chóng bị suy giảm, hạn chế khả năng sử dụng chúng trong thiết kế hàng không vũ trụ.

Trung Quốc công bố phát minh đột phá: Ứng dụng kỹ thuật công nghệ tạo ra vật liệu bền chưa từng có
Hợp kim nhôm mới này có độ bền gấp hơn 6 lần so với hợp kim nhôm truyền thống.

Bằng cách bổ sung các hạt nano vào hợp kim nhôm thông thường, các nhà khoa học từ trường khoa học và kỹ thuật vật liệu tại Đại học Thiên Tân (TJU) đã tạo ra một hợp kim nhôm bền chắc hơn, có thể hoạt động tốt ngay cả ở nhiệt độ cao hơn nhiều.

Trong một thông cáo chính thức hồi đầu tháng này, TJU cho biết hợp kim nhôm mới này có độ bền gấp hơn 6 lần so với hợp kim nhôm truyền thống và vượt mọi vật liệu làm từ nhôm tốt nhất được ghi nhận trên toàn thế giới.

Trưởng nhóm nghiên cứu He Chunnian cho biết: “Quy trình sản xuất này đơn giản, tiết kiệm chi phí và dễ dàng mở rộng quy mô cho sản xuất công nghiệp, khiến nó có giá trị cao cho các ứng dụng công nghiệp”.

Vị chuyên gia nghiên cứu cho biết thêm rằng nhóm đang hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và lãnh đạo ngành để thúc đẩy sự phát triển của hợp kim nhôm chịu nhiệt, ứng dụng trong động cơ hàng không, đồng thời hy vọng vật liệu này sẽ sớm được sử dụng trong công nghiệp.

Nghiên cứu được công bố vào ngày 26/4 trên tạp chí Nature Materials.

Như đã nhắc phía trên, khả năng chịu nhiệt của hợp kim nhôm được cải thiện bằng cách kết hợp với các hạt nano oxit có độ ổn định cao. Ngoài chi phí rẻ, các hạt có nhiệt độ nóng chảy trên 1.000 độ C còn có độ bền vượt trội, tính dẫn nhiệt, khả năng chịu nhiệt, chống oxy hóa và chống ăn mòn.

Quá trình kết hợp các hạt nano vào hợp kim để tạo ra hợp kim tăng cường phân tán oxit (ODS) đã mang lại nhiều hứa hẹn. Vào năm 2022, NASA tiết lộ một phương pháp tương tự để sản xuất hợp kim Nasa GRX-810 gốc niken, có thể chịu được nhiệt độ 1.093 độ C.

Theo trang web của NASA, phương pháp này đã cải thiện đáng kể độ bền của các bộ phận sử dụng trong ngành hàng không và thám hiểm không gian, mang lại hiệu quả tốt hơn và lâu dài hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát minh pin oxygen có thể cấy ghép mãi mãi trong cơ thể

Phát minh pin oxygen có thể cấy ghép mãi mãi trong cơ thể

Các thiết bị y tế cấy trong cơ thể thường có pin cần thay thế hoặc sạc lại bằng cách nào đó. Có một loại pin oxygen mới có thể loại bỏ nhu cầu phẫu thuật xâm lấn để thay thế pin cho các thiết bị đó.

Đăng ngày: 01/04/2024
Phát minh cỗ xe kéo bằng cánh diều khổng lồ ở thế kỷ 19

Phát minh cỗ xe kéo bằng cánh diều khổng lồ ở thế kỷ 19

Từ niềm đam mê với diều, một giáo viên người Anh từng phát minh cỗ xe kéo bằng cặp diều khổng lồ, có thể chạy 32km/h vào thế kỷ 19.

Đăng ngày: 29/03/2024
Những phát minh quan trọng của người Hà Lan

Những phát minh quan trọng của người Hà Lan

Hà Lan là một quốc gia nhỏ nhưng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của những phát minh lớn.

Đăng ngày: 24/03/2024
Phát minh thủy tinh có thể tạo ra dòng điện

Phát minh thủy tinh có thể tạo ra dòng điện

Với vết khắc bằng laser trên bề mặt, thủy tinh tellurite tạo ra một dòng điện phản ứng với ánh sáng cực tím và ánh sáng có thể nhìn thấy được.

Đăng ngày: 09/03/2024
Những phát minh thay đổi thế giới trong năm Giáp Thìn

Những phát minh thay đổi thế giới trong năm Giáp Thìn

Nhiều phát minh đột phá trên các lĩnh vực khác nhau đã xuất hiện trong lịch sử những năm Giáp Thìn.

Đăng ngày: 15/02/2024
Điện thoại quang - thiết bị truyền âm thanh bằng ánh sáng

Điện thoại quang - thiết bị truyền âm thanh bằng ánh sáng

Nhà phát minh Alexander Graham Bell từng rất kỳ vọng vào điện thoại quang, hình dung rằng liên lạc không dây sẽ thay thế mạng lưới dây điện thoại rối rắm.

Đăng ngày: 10/02/2024
Một phát minh mới ra mắt, đầu bếp có nguy cơ thất nghiệp, Tết “cháy osin” không còn là nỗi lo

Một phát minh mới ra mắt, đầu bếp có nguy cơ thất nghiệp, Tết “cháy osin” không còn là nỗi lo

Phát minh này có khả năng ưu việt đến nỗi có thể nấu ăn như đầu bếp, dọn nhiều việc nhà như người giúp việc.

Đăng ngày: 29/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News