Trung Quốc công bố prototype con tàu đệm từ mới, tốc độ lên đến 600km/h

Trung Quốc vừa công bố một con tàu đệm từ siêu tốc hình viên đạn có thể đạt được tốc độ tối đa 600km/h. 

Hồi thứ 5 vừa rồi, một prototype tàu đệm từ (maglev) siêu tốc mới đã lăn bánh rời khỏi dây chuyền sản xuất nằm tại thành phố Thanh Đảo, phía Đông Trung Quốc.

Con tàu này được phát triển bởi Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (China Railway Rolling Stock Corporation - CRRC), nhà cung cấp thiết bị vận chuyển đường sắt lớn nhất thế giới và dự kiến sẽ được thương mại hóa vào năm 2021, sau các thử nghiệm rộng rãi sắp tới.

Trung Quốc công bố prototype con tàu đệm từ mới, tốc độ lên đến 600km/h
Dự án này sẽ thay đổi hoàn toàn bối cảnh du lịch của Trung Quốc.

Những người có liên quan đến dự án này lạc quan chia sẻ với CNN rằng chúng sẽ thay đổi hoàn toàn bối cảnh du lịch của Trung Quốc, lấp đầy khoảng cách giữa đường sắt cao tốc và vận tải hàng không.

"Lấy ví dụ từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, với máy bay sẽ mất 4,5 tiếng và 5,5 tiếng với tàu cao tốc nhưng sẽ chỉ còn khoảng 3,5 tiếng với tàu đệm từ siêu tốc mới", Ding Sansan, Phó Kỹ sư trưởng tại CRRC, đồng thời cũng là trưởng nhóm nghiên cứu và phát triển con tàu này, cho hay.

Hiện tại, tốc độ của một chiếc máy bay khoảng 800-900km/h, trong khi đó, đối với những con tàu di chuyển từ Bắc Kinh đến Thượng Hải và ngược lại, tốc độ tối đa của chúng chỉ đạt 350km/h.

Ba năm phát triển

Trung Quốc công bố prototype con tàu đệm từ mới, tốc độ lên đến 600km/h
Tàu đệm từ siêu tốc mới này có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 600km/h.

Các con tàu đệm từ tận dụng lực đẩy từ tính để nâng con tàu lên khỏi mặt đất nhằm giảm ma sát và giúp con tàu di chuyển về phía trước.

Sau gần ba năm nghiên cứu về mặt kỹ thuật, Ding cho hay, cả nhóm đã phát triển ra một thân tàu nhẹ và có độ bền cao. Đây cũng sẽ là nền tảng kĩ thuật để phát triển 5 bộ prototype tàu đệm từ khác.

CRRC Quingdao Sifang, một công ty con của CRRC, hiện đang xây dựng một trung tâm chạy thử nghiệm cùng một trung tâm sản xuất kiểm thử tàu đệm từ tốc độ cao khác và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào nửa cuối năm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị lặn tự sạc pin nhờ... phân cá

Thiết bị lặn tự sạc pin nhờ... phân cá

Vào những thập kỷ gần đây, trong lĩnh vực thám hiểm dưới nước, các thiết bị lặn đã cung cấp cho khoa học rất nhiều thông tin giá trị.

Đăng ngày: 27/05/2019
Các nhà khoa học đã tìm ra cách đun sôi nước bằng âm thanh

Các nhà khoa học đã tìm ra cách đun sôi nước bằng âm thanh

Các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm gia tốc SLAC (Mỹ) đã thành công trong việc làm sôi nước bằng âm thanh.

Đăng ngày: 25/05/2019
Australia thử nghiệm robot hái xoài đầu tiên trên thế giới

Australia thử nghiệm robot hái xoài đầu tiên trên thế giới

Thiết bị thu hoạch xoài tự động này là một phần của một hệ thống tích hợp giúp người nông dân biết chính xác số lượng quả, thời gian thu hoạch và số lượng nhân công cần thuê để hái và đóng gói.

Đăng ngày: 25/05/2019
Những ứng dụng không tưởng của công nghệ in 3D

Những ứng dụng không tưởng của công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D giờ đây đã không còn là quá lạ lẫm, nhưng các nhà khoa học đã khiến chúng trở nên mới lạ hơn bằng cách ứng dụng vào các công việc độc đáo.

Đăng ngày: 25/05/2019
Thử nghiệm xe tải tự lái chuyển phát bưu kiện trên lộ trình hơn 1.600km

Thử nghiệm xe tải tự lái chuyển phát bưu kiện trên lộ trình hơn 1.600km

Công ty Dịch vụ bưu chính Mỹ (USPS) đang thử nghiệm chương trình để xe tải tự lái đảm nhận việc phân phát bưu kiện.

Đăng ngày: 23/05/2019
Công nghệ phát hiện tài xế say rượu trong vòng 1 giây

Công nghệ phát hiện tài xế say rượu trong vòng 1 giây

Khi tài xế vào xe, hệ thống DADSS sẽ đo nồng độ cồn trong hơi thở và trên da trong vòng chỉ một giây. Nếu nồng độ cồn đo được vượt quá 0,08% động cơ xe sẽ tự động tắt.

Đăng ngày: 23/05/2019
Sewbo - Robot thợ may hứa hẹn sẽ giúp tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất quần áo

Sewbo - Robot thợ may hứa hẹn sẽ giúp tự động hóa toàn bộ quá trình sản xuất quần áo

Sewbo là robot đầu tiên trên thế giới có khả năng sử dụng máy may để tạo ra một chiếc áo thun hoàn chỉnh, nhờ việc khâu các tấm vải được “đông cứng” bằng chất hóa học lại với nhau.

Đăng ngày: 23/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News