Trung Quốc đang trở nên “thân thiện” với môi trường?
Mỹ bước vào cuộc đàm phán về khí hậu tuần này với những hình ảnh không lấy gì tốt đẹp, một kẻ sót lại sau tám năm “coi thường” tiến trình cắt giảm khí thải toàn cầu kể từ thời chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Bush. Nhưng, Trung Quốc cũng chẳng kém cạnh gì.
Quốc gia lớn nhất thế giới giờ đây lại là nước có lượng khí thải các bon lớn nhất, và chính tỷ lệ tăng trưởng kinh tế - đi đôi với ô nhiễm không khí do tiêu thụ than, làm cho Trung Quốc khó có thể mất đi “vết nhơ” đó trong không khí một sớm chiều một chiều.
Trong khi Mỹ nhận được sự “ác cảm” của thế giới vì đã từ chối ký vào Nghị định thư Kyoto, thì Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển không có yêu cầu nào trong Nghị định thư đó và hiếm khi đảm nhận trách nhiệm trong quá trình đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.
Sự cách biệt giữa Mỹ và Trung Quốc về việc nước nào cần cắt giảm lượng khí thải các bon và nước nào cần phải trả giá cho việc đó - vẫn là lý do chính đằng sau những bế tắc trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu toàn cầu trong những năm qua, cả hai nước xứng đáng bị đổ lỗi do không đứng đầu thế giới về vấn đề này.
Nhà máy năng lượng gió Helanshan ở tỉnh Ningxia, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters) |
Cả thế giới đều biết rằng Mỹ sẽ thay đổi khi Tổng thống Obama lên nắm quyền, ít nhất là về tầm quan trọng của biến đổi khí hậu mà ông vẫn nhấn mạnh trong chiến dịch bầu cử của mình. Nhưng sau cuộc họp cấp cao của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu ngày 22 tháng 9, chính Trung Quốc đã giành lấy thế thượng phong. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu trước Liên Hợp Quốc rằng Trung Quốc sẽ tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái chế và điện hạt nhân trong nguồn cung năng lượng lên 15% vào năm 2020, trồng 40 triệu hecta rừng vào năm 2020, tăng đầu tư vào nền kinh tế thân thiện với môi trường và cắt giảm lượng khí thải các bon ở một mức giảm “trần đáng kể” vào năm 2020.
Hiện tại, nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới đang hướng đến một thị trường tài chính phát triển nhanh nhất thế giới: thương mại các bon. Sàn giao dịch Môi trường Bắc Kinh – Trung Quốc (CBEEX) và thị trường giao dịch khí thải Pháp BlueNext tuyên bố hôm 23/9 rằng họ đang đặt ra những tiêu chuẩn thị trường các bon cho Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc còn lâu mới chấp nhận giới hạn khí thải các bon bắt buộc được các quốc gia sử dụng theo Nghị định thư Kyoto nhưng nước này cũng đã nhận thức được họ phải tham gia vào thị trường các bon toàn cầu.
Trung Quốc vẫn sẽ còn lâu mới “tự nguyện” chấp nhận áp đặt giới hạn lên mức khí thải các bon của họ. Trên thực tế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào không hứa sẽ giảm lượng khí thải các bon của Trung Quốc, mà chỉ đơn giản cam kết Trung Quốc sẽ tiết kiệm năng lượng - một điều mà ai cũng biết lúc nào cũng cần phải làm.
“Trung Quốc ý thức được rằng nếu còn tiếp tục tiêu thụ năng lượng và phát triển theo cách làm cũ thì “công xưởng” này sẽ sớm sụp đổ,” Yvo de Boer, người đứng đầu Hiệp định khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu nói. Nhưng Trung Quốc thậm chí còn không nói họ sẽ cải thiện lượng khí thải các bon được bao nhiêu - Xie Zhenhua, quan chức hàng đầu về môi trường của Trung Quốc nói rằng “chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề và chúng tôi có thể tuyên bố mục tiêu sớm hơn.”
Tuy nhiên, đó là một thay đổi đáng kể đối với một quốc gia khá “chặt” trên sân khấu ngoại giao. Mỹ cũng chưa nói rằng họ sẽ cắt giảm bao nhiêu lượng khí thải các bon, do những quyết định chậm trễ của thượng viện. Cả hai quốc gia này sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa nếu muốn hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Copenhagen thành công, và họ sẽ cần phải thẳng thắn hơn nữa.
Nhưng như Yarnold thuộc Quỹ phát triển châu Âu EDF nói trong bài phát biểu hôm 24/9: “Trung Quốc không hề tụt hậu trong cuộc đua phát triển năng lượng sạch và cắt giảm ô nhiễm do trái đất nóng lên. Thực tế, họ đang tiến về phía trước. Nếu không cẩn thận thì chính Mỹ mới là nước bị bỏ lại phía sau”.