Trung Quốc: Gần 100 người chết và mất tích vì mưa lũ
Những trận mưa lớn trên nhiều vùng ở Trung Quốc đã gây lũ lụt cuốn trôi nhiều cây cầu, nhà cửa, làm hàng chục người thiệt mạng và mất tích.
>>> Lở đất chôn vùi 17 người ở Trung Quốc
Hãng thông tấn AP dẫn nguồn tin từ Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết mưa lũ đã ảnh hưởng tới đời sống của trên 3 triệu người dân tại 16 tỉnh thành và khu tự trị trên toàn quốc.
Tính đến 9 giờ sáng (theo giờ địa phương) ngày 11/7, đã có 28 người chết, 66 người mất tích, và con số thương vong thực tế có thể còn cao hơn.
Theo chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc, tình trạng ngập lụt tại tỉnh này là tồi tệ nhất trong 50 năm qua. Đã có 9 người chết và 62 người mất tích, trong đó phần lớn thiệt hại đến từ vụ sạt lở đất kinh hoàng tại làng Tam Khê ngoại thành của thành phố Đô Giang Yển.
Sơ tán người dân khỏi khu vực ngập lụt ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)
Mưa to với lượng nước 940 milimét đã đổ xuống Đô Giang Yển suốt hơn 40 tiếng đồng hồ từ ngày 8/7 là cơn mưa lớn nhất từ kể năm 1954.
Cũng tại Tứ Xuyên, hơn 2.000 người đã được cứu thoát sau khi bị mắc kẹt nhiều giờ đồng hồ trong hầm đường bộ nối giữa Đô Giang Yển và huyện Vấn Sơn.
Ở một số khu vực, nhiều cây cầu đã bị dừng lưu thông và hoạt động vận tải đường sắt bị tạm ngừng.
Tại huyện tự trị dân tộc Khương Bắc Xuyên, lũ lụt cũng tàn phá nhiều nhà cửa, các đội cứu hộ đang tích cực dọn dẹp đất đá để thông đường tới 40 ngôi làng đang bị cô lập.
Vụ sập cầu ở thành phố Giang Du đã cuốn trôi 6 ôtô và làm 12 người mất tích. Tại Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, nước sông chảy mạnh đã tràn lên bờ gây ngập lụt nhiều khu vực, cuốn trôi nhiều cây cầu và nhà cửa hai bên bờ.
Tại khu vực phía Bắc của tỉnh Thiểm Tây (miền Bắc Trung Quốc), ít nhất 12 công nhân đã bị thiệt mạng hôm 9/7 khi mưa bão làm sập công trình mỏ than đang xây dựng. các địa phương khác như Vân Nam, Bắc Kinh, Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Cam Túc,... mưa lũ cũng đã làm nhiều người chết hoặc mất tích.
Trong một diễn biến khác, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC) ngày 11/7 đã duy trì mức báo động "cam" đối với cơn bão Soulik, cấp độ thứ hai trong hệ thống cảnh báo bão gồm 4 cấp.
Theo NMC, bão Soulik sẽ di chuyển theo hướng Tây-Tây Bắc tới đảo Đài Loan (Trung Quốc) với tốc độ khoảng 22km/giờ, dự kiến bão sẽ đổ bộ hoặc đi qua Đài Loan vào sáng sớm 13/7.
Sau đó, bão Soulik sẽ tiến thẳng vào các tỉnh duyên hải Trung Quốc đại lục là Chiết Giang và Phúc Kiến. Những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ có thể có gió mạnh từ cấp 15 đến 17, tương đương 227km/giờ, kèm mưa to.
Tại vùng lãnh thổ Đài Loan, cơ quan chức năng đã phải sơ tán 2.300 du khách ở Lục Đảo, nằm ở phía Đông Nam thành phố Đài Trung, và đưa ra cảnh báo đối với tàu thuyền đang di chuyển trong khu vực biển phía Bắc và Đông.

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
