Trung Quốc nghiên cứu thành công “lúa biển”, có khả năng nuôi 80 triệu người

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã thu hoạch giống “lúa biển” chịu kiềm được trồng tại tỉnh Sơn Đông. Đây là thành công đầu tiên trong kế hoạch thúc đẩy năng lực sản xuất gạo đầy tham vọng của Bắc Kinh nhằm hướng tới việc cung cấp lương thực cho thêm 80 triệu dân.

Theo RT, loại lúa mới được các nhà khoa học thu hoạch ở thành phố bờ biển Thanh Đảo thực tế đã được giới thiệu cách đây 1 năm về trước. Lúa biển là loai gạo có khả năng sinh trưởng ở bãi triều hoặc đất mặn. Để tại ra giống lúa này, các nhà nghiên cứu đã phải lai rất nhiều giống lúa gạo khác nhau.


Giống lúa biển mới được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc giải quyết bài toán lương thực phục vụ cho dân số khổng lồ của mình. (Ảnh: Global Look Press).

“Nếu có xảy ra thiên tai, Trung Quốc rất khó có thể phụ thuộc vào việc nhập lương thực từ nước ngoài. Lý do là dân số Trung Quốc đông mà việc vận chuyển lại gặp nhiều khó khăn, ngăn trở. Nếu người dân Trung Quốc phải chịu đói vì thiên tai gây mất mùa, cả thế giới sẽ mất ổn định và rơi vào hỗn loạn” – ông Guodong Zhang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa Biển Thanh Đảo cho hay.

Theo ông Zhang, thông qua việc biến các vùng đất không sanh sản thành các ruộng đất màu mỡ, Trung Quốc sẽ có khả năng tự nuôi sống toàn bộ dân số, qua đó đem lại hòa bình và ổn định.


Một người nông dân từ ruộng trở về nhà tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. (Ảnh: Getty).

“Lúa gạo và lúa mì là thức ăn chính của người Trung Quốc. Có tới 60% người dân phụ thuộc vào gạo”, Zhang chia sẻ.

“Với sự đồng lòng hiệp lực của chúng nói riêng và toàn xã hội nói chung, hơn 65.000km vuông đất ngập mặn sẽ được biến đổi thành đất trồng lúa được. Việc này có thể đẩy sản lượng gạo lên rất nhiều. Nếu cứ tính 667m vuông được ít nhất 300kg gạo thì toàn bộ số đất ngập mặn sẽ đem lại 30 tỷ kg gạo. Số gạo này có thể nuôi miệng ăn của 80 triệu người nữa tại Trung Quốc”.

Theo RT, để thử nghiệm trồng “lúa biển”, các nhà nghiên cứu đã lấy nước từ Biển Hoàng Hải, pha loãng rồi dẫn vào các ruộng gạo phục vụ nghiên cứu. Theo Giám đốc Viện Nông nghiệp Sinh học Vân Na Zhongyuan, “lúa biển” chưa thực sự có thể trồng được tại vùng nước biển thuần túy. Hiện tại, công nghệ lai tạo, gây giống lúa mới chỉ có thể cho phép trồng “Lúa biển” tại các vùng nước ngọt pha nước mặn.

“Hàm lượng mặn mà Lúa biển chịu được thường chỉ hơn 1%”, Giám đốc Zhongyuan cho biết sẽ phải mất nhiều năm để các nhà khoa học có thể thực sự tạo ra giống lúa gạo trồng được ở nước biển 100%.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News