Trung Quốc nghiên cứu khoai tây chống chịu thời tiết

Được trồng trong điều kiện mô phỏng dự đoán nhiệt độ cao hơn vào cuối thế kỷ, khoai tây là dấu hiệu đáng ngại về an ninh lương thực trong tương lai. Nặng 136 gram, củ khoai tây này chỉ nặng chưa đến một nửa so với khoai tây thông thường ở Trung Quốc, nơi các giống khoai tây phổ biến nhất thường to gấp đôi quả bóng chày.

Trung Quốc là nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu vì năng suất cao so với các loại cây lương thực khác. Nhưng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, do khí thải từ nhiên liệu hóa thạch đang đẩy nhiệt độ lên mức cao mới nguy hiểm đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán và lũ lụt.


Các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu tạo ra khoai tây chống chịu thời tiết. (Nguồn: Reuters).

Với nhu cầu cấp thiết phải bảo vệ nguồn cung cấp lương thực, ông Li - một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) ở Bắc Kinh - đang chỉ đạo một nghiên cứu kéo dài 3 năm về tác động của nhiệt độ cao đối với loại cây này. Nhóm của ông đang tập trung vào 2 giống khoai tây phổ biến nhất của Trung Quốc.

Nhóm của ông Li đã trồng khoai tây trong hơn 3 tháng trong một buồng kín được đặt ở nhiệt độ cao hơn 3 độ C so với nhiệt độ trung bình hiện tại ở phía Bắc Hà Bắc và Nội Mông - các tỉnh chuyên trồng khoai tây ở Trung Quốc.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Climate Smart Agriculture trong tháng 11 đã phát hiện ra rằng, nhiệt độ cao hơn đã đẩy nhanh quá trình phát triển của củ khoai tây thêm 10 ngày, nhưng lại làm giảm hơn một nửa năng suất khoai tây. Theo báo cáo của Liên hợp quốc được công bố vào tháng 10, thế giới đang phải đối mặt với mức tăng nhiệt độ lên tới 3,1 độ C so với mức tiền công nghiệp vào năm 2100.

"Thách thức lớn nhất đối với khoai tây trong năm nay là mưa lớn. Nó đã gây ra nhiều loại bệnh và làm chậm đáng kể tiến độ thu hoạch" - người quản lý trang trại ỏ Nội Mông Wang Shiyi cho biết.

Nghiên cứu của CIP là một phần trong nỗ lực hợp tác với Chính phủ Trung Quốc nhằm giúp nông dân thích nghi với điều kiện thời tiết ấm và ẩm ướt hơn. Ông Li cho biết, nông dân Trung Quốc sẽ cần phải thay đổi trong thập kỷ tới, trồng vào mùa xuân thay vì đầu mùa hè hoặc di chuyển đến những vùng đất cao hơn để tránh nóng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News