Trung Quốc: Phát hiện hóa thạch khủng long mới
Các hóa thạch khủng long mới thuộc về một nhóm khủng long có lông vũ được gọi là oviraptors. Nó đã được đặt tên chính thức Huanansaurus ganzhouensis.
Phát hiện hóa thạch khủng long mới ở Trung Quốc
Tên chi loài đề cập đến Huanan, có nghĩa là miền nam Trung Quốc, bởi vì các con khủng long đã được phát hiện trong khu vực Ganzhou của tỉnh Giang Tây. Tên loài đề cập đến các địa phương của Ganzhou.
Huanansaurus ganzhouensis là một con khủng long hai chân nhỏ với một cái mỏ giống loài vẹt và hộp sọ của nó có mào - (Ảnh: Sci-News)
Bộ xương hóa thạch Huanansaurus ganzhouensis với một hộp sọ gần như hoàn chỉnh đã được phát hiện và phân tích dưới sự hợp tác bởi các nhà khảo cổ của Đại học Uppsala ở Thụy Điển, Viện Địa chất và Bảo tàng Địa chất Hà Nam tại Trung Quốc, Đại học Hokkaido ở Nhật Bản và Viện Khoa học địa chất và khoáng sản ở Hàn Quốc.
Các nhà khoa học đã viết trên tạp chí Scientific Reports rằng, bên cạnh hộp sọ được bảo quản gần hoàn chỉnh còn có 7 đốt sống cổ, ba đốt phía dưới trong tình trạng bị vỡ, bốn đốt phía trên còn khá nguyên vẹn.
Ngoài ra, họ còn thu thập được các phần xương cánh tay, xương trụ, xương quay và đầy đủ tay của cánh tay phải, tay trái, một phần nhỏ của đầu xa của xương đùi phải, đầu gần của xương chày phải.
Sci-News dẫn lời mô tả của các nhà khoa học cho hay Huanansaurus ganzhouensis là một con khủng long hai chân nhỏ với một cái mỏ giống loài vẹt và hộp sọ của nó có mào. Nhưng, nó có một cấu trúc hàm khác hơn so với hầu hết các loài khủng long oviraptorid.
Khủng long mới này là một người anh em họ của khủng long Mongolian Citipati và sống trong thời đại kỷ Phấn trắng muộn, khoảng 72 triệu năm trước.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
