Trung Quốc phát triển giống lúa lai kỳ lạ: Gieo trồng một lần thu hoạch trong nhiều năm

Khi nghe thông tin về giống lúa mới có thể thu hoạch nhiều năm mà không cần trồng lại, ông nông dân người Quảng Tây (Trung Quốc) Liang Yuxin đã rất háo hức muốn được thử nghiệm nó.

Liang là một trong hơn 40.000 nông dân nhỏ lẻ tại Trung Quốc quyết định trồng giống lúa mới này. Liang Yuxin chia sẻ với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) rằng nếu ông thử nghiệm thành công, điều đó sẽ tạo động lực cho nhiều nông dân khác trong địa phương.


Cánh đồng trồng lúa lâu năm của ông Liang Yuxin. (Ảnh: SCMP).

Nông dân Liang Yuxin chia sẻ: “Có rất nhiều mảnh đất bị bỏ hoang ở các vùng nông thôn miền Nam Trung Quốc và chi phí trồng trọt lại cao. Nhưng nếu tôi có thể trồng lúa một lần để thu hoạch nhiều năm thì chi phí giảm đi rất nhiều”.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Vân Nam đã dành hơn 2 thập niên phát triển giống lúa này. Họ lai giữa giống lúa hằng năm đã được thuần hóa của châu Á với giống lúa lâu năm hoang dã của châu Phi để tạo ra giống có tên Lúa lâu năm 23 (PR23).

Theo kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Sustainability, PR23 không chỉ tiềm năng về sản lượng mà còn được cho có thể giúp giảm chi phí trồng trọt và tăng chất lượng đất. Giáo sư Erik Sacks tại Đại học Illinois Urbana-Champaign và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết việc cày xới ít thường xuyên đã bảo vệ đất và tạo dựng được hàm lượng chất hữu cơ. Ngoài ra, việc trồng lúa lâu năm cũng giúp tiết kiệm nước.

Trong 4 năm đầu tiên, sản lượng của PR23 ở mức trung bình 6,8 tấn/ha/vụ mùa, cao hơn một chút so với giống lúa tái trồng theo năm đạt 6,7 tấn/ha/vụ mùa.


Giống lúa này giúp nông dân có thể tiết kiệm tới 1.400 USD cho mỗi vụ.

Giống lúa lâu năm không cần gieo hạt, trồng trọt và cày xới trong vài năm, điều đó có nghĩa là nông dân có thể tiết kiệm tới 1.400 USD cho mỗi vụ tiếp theo. Giống lúa lâu năm có thể góp phần cắt giảm đến 60% chi phí lao động.

PR23 nằm trong nhóm 29 giống lúa được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đề xuất cho người nông dân từ đầu năm nay. Người nông dân cũng tiếp cận được giống lúa này để trồng thương mại từ năm 2018. Năm 2021, tổng số diện tích trồng lúa lâu năm tại Trung Quốc là 15.000 ha.

Ông Liang đã trồng giống lúa lâu năm khác là PR25 trên 1 ha đất vào tháng 8 năm nay và sau 3 tháng thu hoạch được trên 8 tấn gạo.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Lúa ma" xuất hiện ở Hà Nam do lai tạp giống

Các nhà khoa học nhận định, hiện tượng lúa ma xuất hiện có thể do giống bị thoái hóa, lẫn lúa dại và kỹ thuật canh tác, làm đất.

Đăng ngày: 19/04/2025
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Đăng ngày: 09/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News