Trung Quốc phóng thành công "tên lửa hybrid" đầu tiên

Tên lửa Trường Chinh-6A sử dụng kết hợp nhiên liệu lỏng và rắn đã thực hiện chuyến bay đầu tiên thành công vào hôm 29/3.


Tên lửa Chường Trinh-6A đưa hai vệ tinh lên quỹ đạo trong chuyến bay đầu tiên. (Video: CGTN)

Theo Global Times, vụ phóng diễn ra vào lúc 17h50 hôm qua theo giờ địa phương từ Trung tâm Phóng vệ tinh Taiyuan ở tỉnh Sơn Tây, tây bắc Trung Quốc, đưa hai vệ tinh vào quỹ đạo định sẵn. Chuyến bay đánh dấu sứ mệnh thứ 412 của dòng tên lửa vũ trụ Trường Chinh.

Trường Chinh-6A được phát triển bởi Viện Công nghệ Không gian Thượng Hải (SAST), một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC).

Khi phóng, tên lửa có trọng lượng 530 tấn và đưa trọng tải nặng không dưới 4 tấn lên quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời. Trường Chinh-6A là một phiên bản sửa đổi của tên lửa Trường Chinh-6. Nó cao 50 m và rộng 3,35 m, với thiết kế gồm ba tầng đẩy lõi kết hợp với 4 động cơ đẩy phụ gắn vào phần thân bên dưới.

Trung Quốc phóng thành công tên lửa hybrid đầu tiên
Tên lửa Trường Chinh-6A trên bệ phóng trước khi cất cánh. (Ảnh: CGTN)

CASC nhấn mạnh đây là mẫu "tên lửa hybrid" đầu tiên của Trung Quốc. Trong khi các tầng đẩy lõi sử dụng nhiên liệu lỏng (oxy/dầu hỏa) cho lực đẩy mạnh và ổn định, 4 động cơ phụ dài 2 m sử dụng nhiên liệu rắn, với cấu trúc đơn giản và linh hoạt, cho khả năng cơ động và lực đẩy tức thời cao.

Việc kết hợp hai loại nhiên liệu lỏng và rắn làm cho tên lửa mạnh và nhanh hơn, đồng thời ổn định và tiết kiệm chi phí hơn, nhờ đó đáp ứng nhu cầu phóng nhiều loại vệ tinh. Sự ra mắt của tên lửa Trường Chinh-6A sẽ đánh dấu một mốc quan trọng trong chương trình không gian của Trung Quốc, thúc đẩy khả năng phóng, phát triển công nghệ và tiềm năng khám phá vũ trụ thương mại.

Hai vệ tinh được đưa lên quỹ đạo trong vụ phóng hôm thứ Ba bao gồm Pujiang-2, dành cho các nhiệm vụ thử nghiệm khoa học và khảo sát tài nguyên đất, và Tiankun-2, dành cho các thí nghiệm về công nghệ phát hiện môi trường không gian.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ngôi sao xa nhất từ ​​trước đến nay

Phát hiện ngôi sao xa nhất từ ​​trước đến nay

Kính viễn vọng không gian Hubble đã ghi lại được hình ảnh của ngôi sao xa nhất từng quan sát được, cách 28 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 31/03/2022
Khám phá quan trọng về núi lửa băng trên sao Diêm Vương

Khám phá quan trọng về núi lửa băng trên sao Diêm Vương

Những núi lửa băng được phát hiện tồn tại trên một số mặt trăng giá lạnh trong Hệ Mặt trời, tuy nhiên núi lửa băng trên Sao Diêm Vương có vẻ ngoài khác tất cả những núi lửa băng khác được nhìn thấy.

Đăng ngày: 31/03/2022

"Vườn" thiên hà mở cánh cửa khám phá vũ trụ sơ khai

Các nhà thiên văn học Trung Quốc mới đây đã phát hiện ra số lượng kỷ lục các thiên hà nhỏ bên ngoài Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 30/03/2022
Mặt trời bị

Mặt trời bị "ngủ đông" 70 năm: Đã xuất hiện thế giới bản sao

Bí ẩn 4 thế kỷ về 70 năm gián đoạn của chu kỳ Mặt Trời được kỳ vọng sẽ giải mã thông qua việc tìm ra HD 166620, một ngôi sao đang trải qua cùng một hiện tượng.

Đăng ngày: 29/03/2022
Tàu Trung Quốc bay về Trái đất sau 9 tháng trong vũ trụ

Tàu Trung Quốc bay về Trái đất sau 9 tháng trong vũ trụ

Sau khi hoàn thành mọi nhiệm vụ, tàu chở hàng Thiên Châu 2 tách khỏi tổ hợp trạm vũ trụ vào khoảng 4 giờ sáng ngày 27/3.

Đăng ngày: 29/03/2022
Thiên thạch hiếm gặp bay qua bầu trời Canada

Thiên thạch hiếm gặp bay qua bầu trời Canada

Nhiều người dân có cơ hội quan sát và ghi hình một thiên thạch có thể lớn bằng quả bóng rổ thắp sáng bầu trời Canada hôm 24/3.

Đăng ngày: 28/03/2022
Đài thiên văn bắt được tín hiệu 97

Đài thiên văn bắt được tín hiệu 97 "Hệ Mặt trời" mới ra đời

VLA và ALMA, 2 hệ thống đài quan sát thiên văn vô tuyến hạng nặng của nhân loại, đã thu thập được bộ dữ liệu ngoạn mục về 97 ngôi sao non trẻ mang đĩa tiền hành tinh.

Đăng ngày: 28/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News