Trung Quốc sáng chế UAV chim bồ câu bịt mắt radar
Trung Quốc đã triển khai loại máy bay do thám không người lái (UAV) mới có hình dáng tựa như loài chim với khả năng đánh lừa tài tình.
Ngày 25/6, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đã đưa tin về chương trình do thám có mật danh “Bồ câu”, đồng thời dẫn nguồn tin giấu tên khẳng định hơn 30 cơ quan quân sự và nhà nước của Trung Quốc đã sử dụng máy bay không người lái “nhái” loài chim này.
Thiết bị bay không người lái mô phỏng chim bồ câu của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Các nhà khoa học tại Đại học Bách Khoa Tây Bắc ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), đã hợp tác nghiên cứu máy bay do thám không người lái của chương trình "Bồ câu". Quân đội Trung Quốc đã đánh giá cao sự đóng góp của nhà khoa học tham gia chương trình "Bồ câu" này.
Loại máy bay không người lái này thay vì tận dụng cánh quạt để bay lại vận động mô phỏng theo cách đập cánh của những chú chim thật để lấy độ cao và di chuyển.
Những “chú chim sắt” không người lái này bay được nhờ “đôi cánh” tay quay thanh lắc nhận năng lượng từ động cơ điện. Phần mềm được thiết kế để chiếc máy bay này di chuyển nhịp nhàng tạo điều kiện quay những đoạn video do thám chất lượng cao.
Chiếc máy bay không người lái này mô phỏng giống tới 90% chuyển động của loài bồ câu, ngoài ra thiết bị cũng hoạt động rất yên lặng, khó có thể nghe thấy từ mặt đất.
Thiết kế của máy bay không người lái thuộc chương trình "Bồ câu". (Ảnh: SCMP).
Mỗi máy bay không người lái của chương trình “Bồ câu” thường được trang bị camera độ phân giải rất cao, anten định vị toàn cầu GPS, hệ thống kiểm soát bay và dữ liệu kết nối với vệ tinh.
Hãng Sputnik (Nga) cho biết chương trình “Bồ câu” của Trung Quốc là một phần của sáng kiến mới để mô phỏng theo đặc điểm của “Mẹ tự nhiên” nhằm tối đa tính hiệu quả và tránh bị phát hiện. Những máy bay không người lái này có thể “đánh lừa” được radar.
Tuy nhiên, những “chú chim sắt” vẫn có điểm yếu. Giáo sư Song Bifeng tại Đại học Bách Khoa Tây Bắc trong tháng 4 từng nhận xét rằng máy bay không người lái thuộc chương trình “Bồ câu” không thể vượt qua được gió mạnh, thời tiết xấu hoặc di chuyển đường dài. Ngoài ra, máy bay “Bồ câu” cũng không có khả năng tự tránh được va chạm với vật thể khác.
Trước đây, trong năm 2012, Trung Quốc từng nghiên cứu sáng chế loại chim robot có kích thước tương tự đại bàng.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
