Trung Quốc sắp phóng vệ tinh định vị "chính xác đến từng mm"

Các vệ tinh Bắc Đẩu-3 có thể được đưa vào quỹ đạo cuối tháng này. Theo các nhà phát triển, hệ thống Bắc Đẩu mới nhất có độ chính xác gấp 10 lần GPS của Mỹ.

Theo South China Morning Post, một trang web về hàng không vũ trụ Trung Quốc cho biết nước này có kế hoạch phóng Bắc Đẩu-3, vệ tinh định vị và điều hướng tân tiến nhất của mình vào cuối tháng này. Các nhà sản xuất tuyên bố công nghệ mà vệ tinh sử dụng "chính xác từng mm".

Trang web 91fly.cn cho hay hai vệ tinh Bắc Đẩu-3 dự kiến được phóng ngày 29/9. Bằng chứng về việc sắp phóng vệ tinh này cũng được PLA Daily đưa ra hôm 11/9. Theo kênh ngôn luận chính thức của quân đội Trung Quốc, một tàu giám sát đã rời cảng quân sự ở tỉnh Giang Tô chủ nhật tuần trước để làm nhiệm vụ theo dõi vệ tinh.

91fly.cn đã từng dự đoán chính xác ngày ra mắt các vệ tinh. Theo trang này, từ một điểm phóng thuộc tỉnh Tứ Xuyên, hai vệ tinh Bắc Đẩu-3 sẽ được tên lửa CZ-3B Long March (Trường Chinh) đưa vào quỹ đạo.

Yang Yuanxi, phó giám đốc thiết kế hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu từng tuyên bố trước truyền thông rằng những vệ tinh mới này có độ chính xác gấp 10 lần các mô hình đang có, bởi Bắc Đẩu-3 có đồng hồ nguyên tử có thể làm giảm sai số chỉ còn vài mm.

Trung Quốc sắp phóng vệ tinh định vị chính xác đến từng mm
Hệ thống vệ tinh Beidou (Bắc Đẩu) được Trung Quốc phát triển nhằm giảm lệ thuộc vào GPS của Mỹ. (Ảnh: Reuters).

Theo Li Min, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm GNSS Đại học Vũ Hán, Bắc Đẩu-3 là vệ tinh định vị và điều hướng tân tiến nhất thế giới. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo chỉ có thể đánh giá hiệu quả của Bắc Đẩu-3 sau một thời gian sử dụng. "Trên thực tế, độ chính xác không chỉ bị ảnh hưởng bởi đồng hồ nguyên tử mà còn bởi độ lớn và phức tạp của không gian".

Việc vận hành Bắc Đẩu-3 hầu như không đáng chú ý đối với người dùng dân sự. Chỉ có quân đội hoặc những tổ chức được chính phủ cho phép mới được tiếp cận dịch vụ định vị có độ chính xác cực cao này cho những nhiệm vụ đặc biệt.

Hai vệ tinh ban đầu dự kiến ra mắt vào cuối tháng 7, nhưng sự kiện đã bị hoãn sau hai thất bại liên tiếp của tên lửa Long March trong các sứ mệnh mang vệ tinh khác.

Lần phóng thất bại gần đây nhất của tên lửa đẩy hạng nặng CZ-5 đã phá hủy vệ tinh lớn nhất mà Trung Quốc chế tạo và buộc các nhà chức trách phải hoãn các vụ phóng tiếp theo.

Bắc Đẩu-3 là vệ tinh thế hệ mới do Trung Quốc phát triển, cung cấp các dịch vụ định vị và điều hướng trên toàn cầu. Trung Quốc bắt đầu chương trình Bắc Đẩu, còn có tên gọi khác là Compass, vào đầu những năm 1990 để cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu GPS do Mỹ phát triển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải nguyên nhân các thiên hà trong vũ trụ có hình thù kỳ quái

Lý giải nguyên nhân các thiên hà trong vũ trụ có hình thù kỳ quái

Năm 1926, nhà thiên văn nổi tiếng Edwin Hubble đã phát triển lược đồ phân loại hình thái cho các thiên hà.

Đăng ngày: 16/09/2017
Bão mặt trời là gì?

Bão mặt trời là gì?

Bão mặt trời hay gió mặt trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của các ngôi sao.

Đăng ngày: 16/09/2017
Bằng chứng sống về hành trình vĩ đại của tàu Cassini

Bằng chứng sống về hành trình vĩ đại của tàu Cassini

Tàu vũ trụ Cassini mới đây chính thức khép lại hành trình tròn 20 năm khám phá vũ trụ bằng việc đâm xuống bầu khí quyển của sao Thổ và bốc cháy.

Đăng ngày: 16/09/2017
Tàu vũ trụ 3,3 tỷ USD của NASA chôn xác trên sao Thổ

Tàu vũ trụ 3,3 tỷ USD của NASA chôn xác trên sao Thổ

Các kiểm soát viên NASA lệnh cho tàu Cassini tự sát bằng cách lao xuyên qua khí quyển sao Thổ, theo BBC. Con tàu sống sót trong khoảng một phút trước khi vỡ tan.

Đăng ngày: 16/09/2017
Lý do tàu 3,3 tỷ USD của NASA phải tự sát trên sao Thổ

Lý do tàu 3,3 tỷ USD của NASA phải tự sát trên sao Thổ

Theo quy định quốc tế về bảo vệ hành tinh, con người không được làm bất kỳ điều gì gây tổn hại tới những thiên thể này.

Đăng ngày: 15/09/2017
Xem TRỰC TIẾP sự kiện tàu thăm dò Cassini tự hủy trên sao Thổ

Xem TRỰC TIẾP sự kiện tàu thăm dò Cassini tự hủy trên sao Thổ

Theo Business Insider, tàu thăm dò Cassini của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang thực hiện nhiệm vụ cuối cùng trong nhiệm vụ kéo dài 13 năm.

Đăng ngày: 15/09/2017
Hai mặt trăng của sao Thiên Vương có thể đâm vào nhau

Hai mặt trăng của sao Thiên Vương có thể đâm vào nhau

Robert Chancia tại Đại học Idaho, Mỹ, và các đồng nghiệp dự đoán rằng hai mặt trăng của sao Thiên Vương là Cressida và Desdemona sẽ va chạm với nhau trong tương lai.

Đăng ngày: 14/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News