Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về nghiên cứu khoa học
Đất nước đông dân nhất sẽ vượt qua mọi quốc gia khác về số lượng công trình nghiên cứu khoa học trong vòng 10 năm nữa.
Trung Quốc hiện chỉ đứng sau Mỹ về nghiên cứu khoa học. Ảnh: people.com.cn.
Telegraph cho biết, Trung Quốc hiện chỉ thua kém Mỹ về số lượng công trình nghiên cứu được xuất bản hàng năm. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ vượt lên dẫn đầu thế giới trước năm 2020 nếu tốc độ tăng trưởng hiện nay vẫn được duy trì. Dự đoán được đưa ra sau khi BBC bình luận rằng Trung Quốc có thể vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hãng Thomson Reuters vừa điều tra số lượng nghiên cứu khoa học của nhiều nước trên thế giới theo yêu cầu của tờ Financial Times. Kết quả cho thấy nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh hơn các “đối thủ” như Ấn Độ, Nga và Brazil. Trước đây người ta nghĩ rằng Ấn Độ có thể đe dọa vị trí quán quân của Mỹ về nghiên cứu khoa học, song Thomson Reuters nhận thấy nước này thua xa Trung Quốc.
Thậm chí Brazil còn sắp đuổi kịp Ấn Độ về số lượng công trình khoa học được công bố. Các nhà khoa học Brazil tỏ ra nổi trội trong lĩnh vực nông nghiệp và sinh học. Trong khi đó, tốc độ tăng số lượng công trình khoa học của Nga có xu hướng giảm kể từ năm 1981.
“Trung Quốc đang tiến lên vị trí đầu tiên về nghiên cứu khoa học”, James Wilsdon, một chuyên gia thuộc Hiệp hội Hoàng gia Anh, phát biểu.
Jonathan Adams, giám đốc đánh giá nghiên cứu khoa học của Thomson Reuters, dùng từ “đáng kinh ngạc” để miêu tả tốc độ tăng trưởng về nghiên cứu khoa học của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông thừa nhận chất lượng những phát hiện khoa học của Trung Quốc chưa tương xứng với số lượng.
Theo Telegraph, những khoản đầu tư khổng lồ mà nhà nước dành cho các trường phổ thông, trường đại học và chương trình nghiên cứu đã thúc đẩy sự tăng trưởng của các công trình nghiên cứu khoa học. Giới khoa học Trung Quốc tỏ ra có ưu thế về hóa học và kỹ thuật vật liệu.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
