Trung Quốc tạo đột phá về công nghệ nguyên tử
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa tạo bước tiến lớn trong công nghệ tái chế nhiên liệu hạt nhân và chấm dứt lo ngại về nguồn cung uranium.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết công nghệ này được Tập đoàn năng lượng quốc gia Trung Quốc phát triển và từ nay, họ có thể tái sử dụng nhiên liệu nguyên tử đã được chiếu xạ.
Nguồn uranium của Trung Quốc hiện chỉ đủ dùng khoảng 50 đến 70 năm, nhưng với công nghệ mới này, chúng có thể đủ cho 3.000 năm nữa.
Đây là bước tiến vượt bậc trong kế hoạch tăng nguồn năng lượng cho quốc gia đông dân nhất thế giới, nhằm giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng, AFP cho hay.
Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường đầu tư trong lĩnh vực nguyên tử và giảm phụ thuộc vào than đá, vốn đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng của họ. Nước này hiện sản xuất khoảng 750 tấn uranium mỗi năm nhưng đến năm 2020, nhu cầu sẽ tăng lên khoảng 20.000 tấn khi tăng cường nguồn năng lượng nguyên tử.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Nga thử nghiệm thành công bom chân không mạnh nhất thế giới
Nga vừa thử nghiệm thành công loại bom chân không mạnh nhất thế giới, quân đội nước này cho biết hôm 11/9, gọi đây là ’’cha của mọi loại bom’’. Loại bom này tạo ra một loại sóng sốc hủy diệt, với sức mạnh tương đương một vụ nổ hạt nhân.

Bảng tuần hoàn hóa học có thêm 4 nguyên tố mới, chu kỳ 7 đã được lấp đầy
Bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ - Cùng với việc công nhận nguyên tố 113 là nguyên tố hóa học, IUPAC cũng đã chính thức đưa 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn.
