Từ con số không đến robot nông nghiệp bay đầu tiên của Sudan

Chỉ với internet và nghị lực quyết tâm, 2 người đàn ông Sudan đã nỗ lực tạo ra robot nông nghiệp bay đầu tiên của nước này – một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống sa mạc hóa tại quốc gia châu Phi.

Cát: Kẻ thù chậm rãi nhưng khốc liệt

Nếu như ở các quốc gia phương Tây hay tại khu vực khác, biến đổi khí hậu hay sa mạc hóa là những vấn đề quá xa vời thì tại Shamalia (Sudan), những người sống ở đây lại cảm nhận rõ nhất điều ấy.

“Nhiều người đã phải rời bỏ nhà mà đi. Tất cả đều đồng loạt rời khỏi đây. Chỗ kia trước là nhà của tôi. Tôi đã phải bỏ căn nhà này vì sa mạc hóa”, ông Habib Allah Murghani – cư dân ở Shamalia - ngậm ngùi khi thăm lại ngôi nhà cũ đã gần như bị nuốt chửng bởi cát.

Từ con số không đến robot nông nghiệp bay đầu tiên của Sudan
Cả rừng cây bị nuốt chửng bởi cát.

Tại Shamalia, cát ở khắp nơi, chậm rãi xâm lấn những gì nuôi sống con người. Thậm chí, có những khu vực cây cối cao 5-6 mét, chỉ sau vài năm, đã bị các cồn cát ôm trọn vào lòng. Theo các cơn gió và bão, cát tràn vào lớp học, cát phủ lên những tấm chăn đắp của trẻ em,… Cát dần dần gặm nhấm và phá hoại cuộc sống của người dân nơi đây.

Cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 6 giờ đi xe về phía Bắc, Shamalia không phải là nơi duy nhất phải đối phó với kẻ thù tự nhiên này. Theo Al Jazzera, biến đổi khí hậu cùng với nạn phá rừng khai thác cho ngành năng lượng đã khiến cây cối không thể sinh trưởng. Thiếu đi các rừng cây màu xanh, những mảnh đất vốn từng màu mỡ dần trở thành khu vực sa mạc. Nếu không hành động, trong tương lai Sudan có thể sẽ trở thành 1 quốc gia không thể ở được.

“Drone trồng cây”: Công nghệ thuần hóa tự nhiên

Theo các nhà nghiên cứu, trồng thêm nhiều cây là biện pháp hữu hiệu nhất để chống sa mạc hóa: thân cây sẽ giúp cản gió và cát lọt vào các khu dân cư còn rễ cây có tác dụng “giữ” đất.

Hiểu được điều này, Mohammed và Hatem – hai người bạn thân, đồng thời cũng là những nhà sáng chế không chuyên – đã quyết định giải quyết vấn đề thông qua cách tiếp cận mà chưa một ai ở Sudan từng làm: sử dụng “drone” (robot bay điều khiển từ xa) để gieo trồng các hạt cây Keo (Acacia). Đây là loại cây tốt nhất để chống sa mạc hóa bởi rễ của chúng cắm rất sâu dưới đất, chặn đứng sự di chuyển của cát.

Từ con số không đến robot nông nghiệp bay đầu tiên của SudanTừ con số không đến robot nông nghiệp bay đầu tiên của Sudan
Mohammed (trái) và Hatem (phải) thử nghiệm máy bay không người lái ngoài thực địa.

Tuy nhiên, để chế tạo ra 1 robot cũng không phải là chuyện dễ dàng. Vốn không hề có kiến thức chuyên môn nào, Mohammed và Hatem đã phải tự tìm kiếm kiến thức trên mạng. Không chỉ có vậy, nền kinh tế lao đao vì cấm vận cũng khiến 2 nhà sáng chế gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu để chế tạo cỗ máy thông minh có trị giá hơn 2.000 USD này. Chính vì thế, con robot này gần như là tất cả với 2 anh.

“Khi thử nghiệm thất bại và máy bị hỏng, tôi cảm thấy như đau như thể nó là con đẻ vậy”, anh Mohammed tâm sự về “cục vàng” của mình.

Từ con số không đến robot nông nghiệp bay đầu tiên của Sudan
Cách robot sẽ phân tán các hạt giống xuống dưới đất.

Tuy nhiên, những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt 5 năm đã cho quả ngọt. Với hệ thống định vị GPS được tích hợp trên bộ máy tính xử lý, robot nông nghiệp của Mohammed và Hatem có khả năng gieo khoảng 1.000 hạt giống/giờ. Không chỉ thực hiện chức năng gieo trồng, robot bay của Mohammed và Hatem còn gắn hệ thống cảm biến và máy ảnh có khả năng cho hình ảnh cực kỳ chính xác, lên tới nửa mét/điểm ảnh. Hệ thống quang học này sẽ giúp theo dõi và đánh giá sức khỏe của cây, đồng thời thu thập các số liệu về đất, về hướng cát xâm lấn, chỉ số thực vật,… Hai nhà sáng chế nghiệp dư này tin rằng, nếu sử dụng drones thay vì phương thức gieo trồng, canh tác truyền thống, hiệu quả sẽ tăng lên nhiều lần cũng như giảm được công sức của con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Lọc nước biển thành nước ngọt, vắc xin điện tử chữa bách bệnh... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.

Đăng ngày: 28/02/2018
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Đất liền có xe điện Tesla thì dưới nước nay có xà lan chạy điện Tesla of the Canals

Đất liền có xe điện Tesla thì dưới nước nay có xà lan chạy điện Tesla of the Canals

Mới đây, hãng chế tạo thuyền Hà Lan Port-Liner khẳng định, hãng sẽ sớm tung ra một mẫu xà lan tự lái đặc biệt, chạy hoàn toàn bằng điện vào mùa hè năm nay.

Đăng ngày: 06/02/2018
Sướng mắt khi xem tế bào người được in 3D bằng công nghệ chưa từng có

Sướng mắt khi xem tế bào người được in 3D bằng công nghệ chưa từng có

Nguồn cung nội tạng người cần cho cấy ghép luôn ở trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng, khiến cho nhiều kẻ bất chấp mọi chuẩn mực đạo đức và pháp luật để tìm cách buôn bán trái phép mặt hàng này.

Đăng ngày: 06/02/2018
Smartphone holographic đầu tiên trên thế giới

Smartphone holographic đầu tiên trên thế giới

Hè năm ngoái, công ty sản xuất camera RED gây chú ý khi tuyên bố sẽ ra mắt mẫu smartphone holographic đầu tiên trên thế giới vào đầu năm nay.

Đăng ngày: 06/02/2018
Nga thử nghiệm trực thăng tấn công không người lái kiêm chiến tranh điện tử

Nga thử nghiệm trực thăng tấn công không người lái kiêm chiến tranh điện tử

Theo giới thiệu của nhà sản xuất Rostec, loại trực thăng này được thiết kế với kiểu cánh quạt đồng trục, có khối lượng cất cánh dự kiến là 500kg.

Đăng ngày: 05/02/2018
Airbus thử nghiệm thành công taxi bay không người lái

Airbus thử nghiệm thành công taxi bay không người lái

Trong tuyên bố ngày 2/2, Airbus nêu rõ chuyến bay trên được tiến hành ngày 31/1 vừa qua trên chặng bay thử nghiệm tại bang Oregon của Mỹ.

Đăng ngày: 04/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News