"Tủ lạnh" không cần cắm điện vẫn giữ thực phẩm tươi ngon gấp 9 lần bình thường
Bảo quản đồ ăn tươi ngon tới 27 ngày, hiện đại mà không “hại điện”, đó chính là những lợi ích tuyệt vời mà chiếc “tủ lạnh” đặc biệt được sáng chế bởi một giáo viên người Nigeria mang lại cho cuộc sống của người dân nghèo nơi đây.
Những sáng chế đơn giản nhưng mang đến hiệu quả đến khó tin, lại không tốn quá nhiều chi phí chính là những thứ mà người dân nghèo vùng nông thôn Châu Phi vẫn luôn “mơ” đến. Ngay cả trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thiết bị điện cơ bản như chiếc tủ lạnh cũng trở thành thứ vô cùng “xa xỉ” đối với người dân nơi đây do điều kiện địa hình xa xôi hẻo lánh và chi phí cho việc sử dụng điện quá đắt đỏ.
May mắn đã đến với người dân nghèo Nigeria khi một công cụ giữ lạnh đặc biệt có tác dụng bảo quản thực phẩm không thua kém gì tủ lạnh được sáng chế bởi ông Mohammed Bah Abba, một giáo viên người Nigeria.
Công cụ giữ lạnh đặc biệt có tác dụng bảo quản thực phẩm không thua kém gì tủ lạnh.
Chiếc tủ lạnh “có một không hai” này không cần cắm điện, không tốn nhiều chi phí, thậm chí còn có thể “cầm tay”, mà lại đặc biệt hiệu quả trong điều kiện thời tiết nóng khô dễ khiến trái cây, rau quả và các thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng, ôi thiu khi bảo quản được đồ ăn tới gần một tháng.
Ông Mohammed Bah Abba, người sáng chế ra hệ thống làm lạnh đặc biệt thay đổi cuộc sống người dân nghèo Nigeria.
Mohammed Bah Abba sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm đồ gốm và đất sét. Là một người con của Nigeria, hiểu rõ được hậu quả của thời tiết khắc nghiệt nắng như thiêu đốt ở châu Phi, cũng như ước mong của người dân nghèo, cuối những năm 90, ông Mohammed đã tạo ra chiếc “tủ lạnh” đặc biệt áp dụng công nghệ làm gốm truyền thống.
Chiếc "tủ lạnh" này không cần cắm điện, bảo quản được đồ ăn lâu gấp 9 lần điều kiện bình thường.
Dựa trên ý tưởng cổ xưa của chiếc bình gốm giữ nước lạnh, ông Mohammed đã chế tạo ra chiếc “tủ lạnh” đặc biệt với cơ chế “bình trong bình”. Hai chiếc bình gốm to và nhỏ được lồng vào nhau, trong chiếc bình to hay khoảng trống giữa hai bình sẽ được đổ đầy cát ướt, còn bình gốm nhỏ sẽ dùng để lưu trữ thực phẩm và đậy lại bằng một tấm vải ướt.
Cấu tạo của chiếc "tủ lạnh" gồm hai chiếc bình gốm to nhỏ được lồng vào nhau, khoảng trống giữa hai bình sẽ được đổ đầy cát ướt, còn bình gốm nhỏ sẽ dùng để trữ thực phẩm và đậy lại bằng một tấm vải ướt.
Để hai chiếc bình hoạt động hiệu quả như một chiếc tủ lạnh, cần phải đặt chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi đó nước trong cát đã được đổ vào từ ban đầu sẽ bốc hơi, nồi trong được làm mát chỉ còn 4 độ C, ngăn không cho vi khuẩn phát triển và giữ thực phẩm tươi ngon.
Nước trong cát ướt sẽ bốc hơi, nồi trong được làm mát chỉ còn 4 độ C, ngăn không cho vi khuẩn phát triển và giữ thực phẩm tươi ngon.
Có thể nói, chiếc “tủ lạnh” đặc biệt này của ông Mohammed là một minh chứng cho sáng chế “hiện đại nhưng không hại điện” khi có giá rẻ đến giật mình. Chỉ phải bỏ ra 20 đến 90 nghìn đồng (từ 2 đến 4 đô la) cho mỗi chiếc, không hề sử dụng đến điện và có thể bảo quản thực phẩm từ thịt cá, rau củ, cho đến trái cây tới 27 ngày, gấp 9 lần so với 3 ngày ở nhiệt độ bình thường.
Có thể nói, chiếc “tủ lạnh” đặc biệt này của ông Mohammed giúp người dân dự trữ thực phẩm tới 27 ngày.
Hệ thống “bình trong bình” hiệu quả này thực sự đã thay đổi cuộc sống của người dân nghèo Nigeria, khả năng lưu giữ thực phẩm được lâu và tươi ngon lâu hơn giúp họ bán nông sản cũng được giá cao hơn. Từ khi có những chiếc bình này, người dân nơi đây sẽ không cần ngày nào cũng phải đi chợ mua thực phẩm nữa, vô cùng tiện lợi mà còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Trước khi mất vào năm 2010, ông Abba liên tục cải tiến hệ thống bình trữ lạnh, sau đó ông sử dụng tiền của chính mình thuê các nhà máy địa phương sản xuất hàng loạt 5.000 “tủ lạnh” phân phối cho 5 ngôi làng ở Jigawa và 7.000 chiếc “tủ lạnh” cho người dân địa phương Nigeria.
Những chiếc tủ lạnh được tạo ra bởi người giáo viên Nigeria này đã giúp cải thiện đáng kể đời sống người dân nơi đây, giúp họ bán nông sản được giá cao hơn, tiết kiệm nhiều chi phí.
Cho tới nay những chiếc tủ lạnh “siêu tiết kiệm” này đã được sử dụng rộng rãi tại các vùng nông thôn ở Nigeria, Cameroon, Chad, Eritrea, và Sudan. Năm 2000, Mohammed Bah Abba được trao giải thưởng Rolex Award for Enterprise dành cho các sáng chế xuất sắc được vinh danh. Tạp chí Time đã từng gọi phát minh bình làm lạnh mang tính đột phá của Mohammed là một trong những phát minh vĩ đại của năm.