Từ năm 2023, tất cả người Hàn Quốc sẽ chính thức trở nên trẻ hơn
Nhờ việc chính thức sử dụng hệ thống tính tuổi quốc tế và bỏ đi hệ thống tính tuổi truyền thống, người dân Hàn Quốc sắp tới sẽ "trẻ lại" từ 1-2 tuổi.
Cụ thể, kể từ 28/6/2023, tất cả các lĩnh vực tư pháp và hành chính trong nước sẽ bắt đầu sử dụng tiêu chuẩn quốc tế (còn gọi là tuổi dương lịch), sau khi Quốc hội Hàn Quốc công bố động thái này vào năm ngoái. Việc này nhằm mục đích giảm sự nhầm lẫn và đi theo các tiêu chuẩn toàn cầu.
Theo các sửa đổi của Đạo luật Dân sự và Đạo luật chung về Hành chính công, nhiều hệ thống tuổi đang sử dụng sẽ được thống nhất theo hệ thống được quốc tế công nhận, trong đó tuổi được tính dựa trên ngày sinh, theo Bộ Pháp chế Chính phủ.
Ở Hàn Quốc, có tới 3 hệ thống tuổi hiện đang được sử dụng.
- Theo hệ thống được sử dụng phổ biến nhất gọi là "tuổi Hàn Quốc", một người tròn 1 tuổi vào ngày họ sinh ra (giống với khái niệm tuổi mụ ở Việt Nam) và được thêm một tuổi vào ngày đầu tiên của năm mới. Chẳng hạn, một đứa trẻ sinh vào ngay trước giao thừa sẽ được coi là 2 tuổi ngay sau 12h đêm.
Hàn Quốc có phương pháp tính tuổi truyền thống của riêng mình.
- Hệ thống thứ hai là hệ thống được quốc tế công nhận, theo đó tuổi của một người được xác định theo ngày sinh của họ.
- Hệ thống thứ ba cộng thêm một năm vào tuổi của một người vào ngày đầu tiên của năm mới.
Sở dĩ người Hàn Quốc có cách tính tuổi đa dạng như vậy vì nền văn hóa coi trọng thứ bậc liên quan tới tuổi tác. Hiện Hàn Quốc là một trong số rất ít nước tính cả tuổi mụ vào tuổi thật trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
Truyền thống bất thường này đã bị các chính trị gia chỉ trích: “họ tin rằng một quốc gia có nền kinh tế phát triển và tầm ảnh hưởng toàn cầu như vậy đơn giản là không thể theo kịp thời đại”. Và từ lời nói, họ đã biến thành hành động: “mọi sự nhầm lẫn sẽ kết thúc sớm nhất là vào tháng 6/2023, khi luật có hiệu lực, theo đó chỉ có phương pháp tính tuổi quốc tế được sử dụng ở Hàn Quốc”.
Đối với cách tính tuổi hiện nay của Hàn Quốc, một giả thuyết cho rằng khi xác định tuổi của trẻ sơ sinh, thời gian ở trong bụng mẹ 9 tháng được làm tròn thành 12. Những người khác cho rằng điều này là do hệ thống số châu Á cổ đại không có khái niệm về số không.
Nhưng những lời giải thích cho năm bổ sung được thêm vào ngày 1/1 phức tạp hơn. Có giả thuyết cho rằng người Hàn Quốc cổ đại đặt năm sinh của họ theo chu kỳ 60 năm của lịch Trung Quốc. Và vì vào thời điểm đó không có lịch quen thuộc, nên theo quy luật, họ đã bỏ qua ngày sinh của mình và chỉ cần thêm một năm vào ngày đầu tiên của âm lịch.

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm
Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Lý giải hiện tượng cầu vồng lửa
Cầu vồng lửa xuất hiện trên nền trời với nhiều màu sắc nổi bật, nhưng chỉ được quan sát ở những khu vực nhất định.

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?
Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Nước chủ nhà nhận được những lợi ích gì khi tổ chức World Cup?
Việc tổ chức các sự kiện lớn với quy mô toàn cầu rất tốn kém, nhưng đi kèm với đó là những lợi ích không hề nhỏ.

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"
Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
