Từ Quảng Ninh đến Kiên Giang phòng bão Songda
Để chủ động đối phó với diễn biến của cơn bão Songda, chiều 24/5, Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương-Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
>> Biển Đông có bão lớn, lốc xoáy đe dọa vùng biển Việt Nam
![]() |
Khẩn trương đưa phương tiện lên bờ an toàn tại xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. (Ảnh minh họa: Trọng Đạt/TTXVN). |
Các địa phương trên cần thông báo cho chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, chủ động liên lạc với các chủ tàu, thuyền để thông tin kịp thời; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Ngoài ra, các tỉnh cần tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo tình hình tầu thuyền đang hoạt động trên biển Đông về Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn theo quy định.
Bão Songda đang hoạt động trên vùng biển Đông miền Trung Philippines. Hồi 13 giờ ngày 24/5, vị trí tâm bão ở trên khu vực phía Đông miền Trung, Philippines. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và còn tiếp tục mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 25/5, vị trí tâm bão ở trên khu vực phía Đông miền Trung Philippin, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14, cấp 15.
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và mưa dông mạnh, trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
