Từng là kẻ thống trị bầu trời, vì sao bồ câu viễn khách bỗng biến mất trong im lặng?

Bồ câu viễn khách (Passenger pigeon), chúng có tên gọi như vậy là bởi tập tính di cư thường xuyên và liên tục tìm những địa điểm mới thuận lợi hơn cho việc sinh sản.

Chúng thường di cư thành đàn với số lượng rất lớn, có thể lên đến 2 tỉ con bồ câu cùng bay, trải dài tới 500km và rộng tới 1,6km. Khi đó, bầu trời ở Bắc Mỹ sẽ trở nên đen kịt kèm theo những tiếng kêu inh tai nhức óc. Con người ở nơi đàn chim bay qua thì run rẩy cầu nguyện, còn đàn ngựa thì hoảng loạn vì sợ hãi.

Từng là kẻ thống trị bầu trời, vì sao bồ câu viễn khách bỗng biến mất trong im lặng?
Bồ câu viễn khách và trứng của chúng.

Một đàn bồ câu viễn khách "dường như dài vô tận" như vậy có thể tạo ra bóng tối kéo dài hàng giờ đồng hồ. Và khi chúng đi qua, mặt đất bên dưới sẽ ngập ngụa trong phân chim bồ câu.

Từng có thời gian, bồ câu viễn khách là loài có số lượng đông đảo bậc nhất ở Bắc Mỹ, thậm chí là trên thế giới.

Nhưng thời đó đã qua rồi, giờ đây loài bồ câu này đã hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại vài mẫu vật được nhồi bông, bám đầy bụi bặm được trưng bày trên kệ hay trong ngăn kéo của viện bảo tàng.

Đây là ví dụ điển hình về một loài động vật đã thành công vượt bậc trong quá trình tiến hoá tự nhiên, những kẻ thống trị bầu trời, nhưng cuối cùng lại bị con người với công cụ hiện đại làm cho tuyệt chủng.

Từng là kẻ thống trị bầu trời, vì sao bồ câu viễn khách bỗng biến mất trong im lặng?
Martha, con bồ câu viễn khách cuối cùng.

Con bồ câu viễn khách cuối cùng còn sót lại là một con cái, được đặt tên là Martha. Nó đã sống gần 30 năm trong công viên Cincinnati, và chết vào năm 1914, run rẩy vì bệnh bại liệt và chưa bao giờ đẻ được một quả trứng đúng nghĩa.

Làm thế nào mà điều này đã xảy ra?

Trớ trêu thay, sự thành công vượt bậc của bồ câu viễn khách về số lượng lại chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tận diệt của chúng. Mặc dù vẻ ngoài khá giống những con bồ câu thông thường, bồ câu viễn khách có cơ thể lớn hơn nhiều, con đực cao tới 40cm và con cái thì nhỏ hơn một chút.

Chúng là những con chim rất phàm ăn, một đàn bồ câu viễn khách "đông và hung hãn" sẽ hướng đến những cánh rừng để tìm kiếm những cây dẻ rừng và hạt của chúng, đây là loại thức ăn mà chúng chọn.

Đây chính là vấn đề, bởi với số lượng đông đảo thì đàn bồ câu viễn khách có thể dọn sạch hạt dẻ rừng trong vòng một nốt nhạc, mà đây vốn lại là thức ăn chủ yếu của những con lợn được người dân chăn thả tự do nhằm vỗ béo chúng trước khi giết mổ.

Từng là kẻ thống trị bầu trời, vì sao bồ câu viễn khách bỗng biến mất trong im lặng?
Có lẽ bồ câu viễn khách và thức ăn là hạt dẻ rừng.

Vậy là, theo một cách gián tiếp thì bồ câu viễn khách đang cạnh tranh với một nguồn thực phẩm quan trọng của những người nông dân. Bởi thịt lợn hun khói là thứ duy nhất giúp họ và gia đình vượt qua mùa đông khắc nghiệt tại thời điểm đó.

Quy mô đàn lớn, giao phối tập thể, trú ẩn tập thể, kiếm ăn tập thể là những thế mạnh của bồ câu viễn khách trong quá trình tiến hoá. Nhưng đối với con người, những điều này có một ý nghĩa khác.

Những con chim này khá lớn và thơm ngon khi được nấu chín, quan trọng là số lượng chúng rất nhiều và dễ bắn hạ. Như vậy, cả một đàn bồ câu viễn khách trở thành một nguồn thức ăn mới và dễ dàng đối với con người.

Từng là kẻ thống trị bầu trời, vì sao bồ câu viễn khách bỗng biến mất trong im lặng?
Bản đồ phân bố của bồ câu viễn khách.

Ban đầu, người ta còn sợ hãi khi bắt gặp đàn bồ câu. Các thợ săn sau khi lạc vào giữa bầy chim khổng lồ đã buông súng chạy ngay lập tức bởi tiếng ồn choáng ngợp mà chúng gây ra. Một tờ báo đã mô tả tiếng ồn đó giống như sự kết hợp của hàng ngàn chiếc máy đập và rất nhiều đầu máy xe lửa cùng hoạt động.

Nhưng dần dần thì mọi người cũng đã quen, và chỉ cần một phát súng bất kỳ là đảm bảo cho từ một đến hai con chim lớn bị hạ. Hoặc với những con bay thấp dưới mặt đất thì chỉ cần dùng gậy gộc là đủ. Vậy mọi chuyện sẽ ra sao khi áp dụng công nghệ và việc săn bắn này?

Hệ thống điện báo cung cấp cho các thợ săn cách để theo dõi được sự di chuyển của đàn chim và theo sau chúng.

Các tuyến đường sắt mới xây dựng đảm bảo thịt bồ câu được vận chuyển theo đúng yêu cầu.

Các nhà khoa học thời đó nói rằng loài bồ câu này có thể sống sót được qua cảnh thảm sát này bởi chúng sinh sản rất nhanh, nhưng rồi ngay cả các khu vực làm tổ của chim bồ câu cũng bị thợ săn nhắm đến.

Từng là kẻ thống trị bầu trời, vì sao bồ câu viễn khách bỗng biến mất trong im lặng?
Ngay cả các khu vực làm tổ của chim bồ câu cũng bị thợ săn nhắm đến.

Những con chim đang làm tổ bị bắt đi, tổ chim trở nên rách nát và những quả trứng được đem về như một món ăn đặc biệt.

Họa sĩ vẽ chim John James Audubon mô tả sự chuẩn bị cho cuộc tàn sát:

"Rất ít bồ câu sau đó đã được nhìn thấy, nhưng một số lượng rất lớn những người, với ngựa và xe, súng và đạn dược, đã dựng các khu cắm trại ở biên giới. Hai nông dân đến từ vùng lân cận Russelsville, cách xa chỗ này hơn một trăm dặm, đã chở đến 300 con lợn, được vỗ béo bằng thịt bồ câu bị tàn sát. Ở đây và ở đằng kia, người ta được thuê để vặt lông và ướp muối tất cả những gì thu được, họ ngồi giữa những con chim chất thành đống lớn".

Việc tàn sát vẫn tiếp tục diễn ra mà không có bất kỳ nỗ lực ngăn chặn nào, rồi đến một ngày, những con bồ câu viễn khách bỗng biến mất, trong im lặng.

Từng là kẻ thống trị bầu trời, vì sao bồ câu viễn khách bỗng biến mất trong im lặng?
Một con bồ câu viễn khách nhồi bông được trưng bày.

Tuy nhiên, sự mất mát cũng được cảm nhận. Năm 1900, Nghị sĩ John Lacey đã giới thiệu một đạo luật cấm săn bắt. "Những con bồ câu hoang dã, tạo thành những đàn với hàng triệu cá thể, đã hoàn toàn biến mất khỏi bề mặt Trái Đất", ông nói.

Sự tuyệt chủng của bồ câu viễn khách cũng đóng một vai trò lớn trong việc hình thành nên Hiệp ước bảo vệ chim di chú năm 1913, một nỗ lực ngăn chặn sự tuyệt chủng của nhiều loài chim khỏi bàn tay con người trong tương lai.

Với công nghệ tân tiến hơn, ngày nay cũng có thêm những nỗ lực nhằm làm sống lại loài chim đã tuyệt chủng này. Một nhóm các kỹ sư di truyền học đang lên kế hoạch thay đổi mã gen của những con bồ cầu đuôi dài, một họ hàng gần với bồ câu viễn khách.

Mục tiêu là nuôi nhốt những con chim bị thay đổi gene này một thời gian rồi sau đó thả chúng ra ngoài tự nhiên vào những năm 2030.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Kinh ngạc cảnh rắn khổng lồ đẻ liền một lúc 57 con

Kinh ngạc cảnh rắn khổng lồ đẻ liền một lúc 57 con

Trong video, người xem dễ dàng nhìn thấy rắn mẹ nằm yên, gắng sức cho ra đời những con rắn nhỏ. Những con rắn mới sinh chậm rãi bò quanh rắn mẹ.

Đăng ngày: 07/08/2018
Khoa học chứng minh: Tiếng rú của khỉ càng to, tinh hoàn của nó càng nhỏ

Khoa học chứng minh: Tiếng rú của khỉ càng to, tinh hoàn của nó càng nhỏ

Liệu có mối liên hệ giữa khỉ rú với những anh thích đi xe phân khối lớn, nẹt pô ầm ĩ và trêu chọc phụ nữ?

Đăng ngày: 07/08/2018
Mê mẩn loài chó hoang ngoại hình đáng yêu, tính cách như sói

Mê mẩn loài chó hoang ngoại hình đáng yêu, tính cách như sói

Những con chó hoang ở Australia trông có vẻ hơi giống những con chó nhà, thế nhưng thực sự, chúng là những động vật hoang dã.

Đăng ngày: 07/08/2018
Thằn lằn khổng lồ ăn thịt hoành hành ở Nam Mỹ

Thằn lằn khổng lồ ăn thịt hoành hành ở Nam Mỹ

Loài thằn lằn khổng lồ ăn thịt Tegu có thể sẽ mở rộng môi trường sống của chúng ra cả một khu vực rộng lớn.

Đăng ngày: 06/08/2018
Vì sao cá đuối khổng lồ biến mất bí ẩn?

Vì sao cá đuối khổng lồ biến mất bí ẩn?

Tháng 10/2016, hơn 70 con cá đuối nước ngọt khổng lồ, một số con to cỡ chiếc ô tô du lịch, được tìm thấy đã chết trên sông Mae Klong (Thái Lan).

Đăng ngày: 06/08/2018
Loài chim học

Loài chim học "ngôn ngữ" mới bằng cách nào?

Như đã biết, các sinh vật hoang dã có khả năng lắng nghe lẫn nhau để tìm manh mối về những kẻ săn mồi ẩn nấp, nghe lén một cách hiệu quả về cuộc trò chuyện của các loài khác.

Đăng ngày: 06/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News