Tượng đầu người 3.000 năm khiến các nhà khảo cổ bối rối

Bức tượng sứ điêu khắc đầu người đàn ông đeo vương miện vàng tìm thấy tại Israel trở thành một bí ẩn với giới khảo cổ.

Tượng điêu khắc phần đầu của một vị vua có niên đại gần 3.000 năm khiến giới nghiên cứu bối rối vì không biết tác phẩm mô phỏng gương mặt của ai, Guardian hôm qua đưa tin. Bức tượng cao 5cm là ví dụ hiếm hoi về nghệ thuật tạo hình ở Israel vào thế kỷ 9 trước Công nguyên, thời kỳ gắn liền với những vị vua trong Kinh thánh. Tượng trong tình trạng bảo quản tốt nhưng bị thiếu một góc bộ râu và chưa từng có mẫu vật tương tự được tìm thấy trước đây.

Tượng đầu người 3.000 năm khiến các nhà khảo cổ bối rối
Tượng đầu người 3.000 năm tuổi tìm thấy ở thị trấn Israel. (Ảnh: AP).

Dù các học giả chắc chắn bức tượng đeo vương miện vàng tượng trưng cho hoàng gia, họ không chắc chắn nó đại diện cho vị vua nào hoặc ông ta trị vì ở vương quốc nào. Nhóm khảo cổ tìm thấy bức tượng năm 2017 trong cuộc khai quật ở di chỉ Abel Beth Maacah, nằm ở phía nam nơi giáp ranh giữa Israel và Lebanon, gần thị trấn Metula ngày nay.

Vào thế kỷ 9 trước Công nguyên, thị trấn cổ đại này nằm ở vùng giao nhau giữa ba lực lượng gồm vương quốc Aramean ở phía đông với thủ phủ là Damascus, thành phố Tyre của nền văn minh Phoenicia và vương quốc Israel ở phía nam với thủ đô là Samaria. Abel Beth Maacah nằm trong danh sách những thành phố bị vua Ben Hadad của Aramean tấn công trong chiến dịch chống lại vương quốc Israel.

“Vị trí này rất quan trọng bởi nó cho thấy khu vực có thể đã qua tay những thế lực chính trị, nhiều khả năng giữa Aram-Damascus và Israel”, nhà khảo cổ học Naama Yahalom-Mack ở Đại học Do Thái, người chỉ đạo cuộc khai quật hợp tác với Đại học Azusa Pacific ở California, Mỹ, cho biết.

Khi nhóm của Yahalom-Mack đào qua nền công trình lớn thời Đồ sắt trong hè năm 2017, một tình nguyện viên phát hiện bức tượng. Tác phẩm được làm bằng sứ, vật liệu thịnh hành để chế tạo đồ trang sức, tượng người và động vật nhỏ ở Ai Cập và Cận Đông. "Màu sắc của gương mặt có ánh xanh lá cây do màu nhuộm từ đồng", Yahalom-Mack nói.

Do phóng xạ carbon không giúp xác định thời gian ra đời chính xác của bức tượng trong thế kỷ 9 trước Công nguyên, phạm vi ứng cử viên tiềm năng rất lớn. Yahalom-Mack suy đoán bức tượng có thể mô tả vua Ben Hadad hoặc Hazael của Damascus, Ahab hoặc Jehu của Israel, Ithobaal của Tyre, mọi nhân vật được nhắc đến trong Kinh thánh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài thủy quái đáng sợ ở New Zealand và kết quả nghiên cứu khiến nhiều người bất ngờ

Loài thủy quái đáng sợ ở New Zealand và kết quả nghiên cứu khiến nhiều người bất ngờ

Vào tháng 10/1886, người dân vùng Hamilton, New Zealand bàng hoàng khi phát hiện thấy xác của một con cừu bị lọc sạch thịt một cách dã man.

Đăng ngày: 11/06/2018
Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao

Bí ẩn áo giáp bông của chiến binh Aztec cổ đại, chống được cả đao kiếm hay mũi lao

Không những nổi tiếng hiếu chiến, các chiến binh Aztec còn khiến nhiều kẻ thù kinh ngạc khi sử dụng áo giáp làm từ sợi bông, cản được đao kiếm và vũ khí sắc nhọn.

Đăng ngày: 10/06/2018
Phát hiện dấu chân động vật hóa thạch cổ nhất từ trước tới nay

Phát hiện dấu chân động vật hóa thạch cổ nhất từ trước tới nay

Một nhóm các nhà cổ sinh vật học của Trung Quốc và Mỹ hôm qua công bố phát hiện dấu chân động vật hóa thạch lâu đời nhất từ trước tới nay tại khu vực hẻm núi Tam Hiệp trên sông Trường Giang.

Đăng ngày: 07/06/2018
Phát hiện mới về thành phố 4.000 năm mất tích

Phát hiện mới về thành phố 4.000 năm mất tích

Nhiều bản khắc đá nằm trong lô cổ vật vừa được trao trả cho Iraq hồi tháng 5-2018 đã dẫn lối cho các nhà khoa học tìm kiếm thành phố mất tích Irisagrig.

Đăng ngày: 06/06/2018
Phát hiện tàn tích của cuộc chiến tranh bộ lạc man rợ ở châu Âu

Phát hiện tàn tích của cuộc chiến tranh bộ lạc man rợ ở châu Âu

Các nhà khảo cổ học vừa tìm ra bằng chứng cho thấy việc có hàng ngàn người thuộc gần 400 bộ lạc ở Đức đã chết khi tham gia chiến tranh với một nhóm người bí ẩn tại Đan Mạch.

Đăng ngày: 04/06/2018
Hóa thạch tiết lộ tổ tiên của thằn lằn và rắn ngày nay

Hóa thạch tiết lộ tổ tiên của thằn lằn và rắn ngày nay

Mẫu vật được tìm thấy trên dãy núi Alps được cho là hóa thạch của loài thằn lằn cổ đại sống trên Trái Đất ít nhất 240 triệu năm trước.

Đăng ngày: 02/06/2018
Phát hiện kiến trúc cổ hàng nghìn năm tuổi ở Ai Cập

Phát hiện kiến trúc cổ hàng nghìn năm tuổi ở Ai Cập

Theo các chuyên gia, kiến trúc trên có thể là một phần của tòa nhà thời kỳ Hy Lạp - La Mã.

Đăng ngày: 01/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News