Tuyết hiếm gặp phủ trắng sa mạc Sahara

Băng tuyết che phủ lớp cát trên sa mạc Sahara sau khi nhiệt độ tại đây giảm xuống -2 độ C dưới ảnh hưởng của khối khí lạnh áp suất cao.

Tuyết hiếm gặp phủ trắng sa mạc Sahara
Tuyết rơi trên những đụn sát ở sa mạc. (Ảnh: Karim Bouchetata)

Nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata chụp loạt ảnh tuyết và băng đá bao phủ thị trấn Ain Sefra ở tây bắc Algeria hôm 17/1. Chỉ sau một đêm, nhiệt độ tại đây giảm xuống -2 độ C. Băng tạo ra nhiều hình khối kỳ thú trên lớp cát sau khi khu vực bất ngờ có tuyết rơi. Đây là lần thứ 5 trong vòng 42 năm thị trấn Ain Sefra phủ đầy tuyết trắng. Những lần tuyết rơi trước đó là các năm 1979, 2016, 2018 và 2021.

Thị trấn Ain Sefra có biệt danh Cửa ngõ vào sa mạc, nằm ở độ cao khoảng 915 m phía trên mực nước biển, bao quanh bởi dãy núi Atlas. Sa mạc Sahara chiếm phần lớn Bắc Phi và trải qua nhiều biến động về nhiệt độ và độ ẩm trong vài trăm nghìn năm qua. Dù hiện nay sa mạc Sahara rất khô cằn với nhiệt độ lên tới 58 độ C, giới nghiên cứu dự đoán sa mạc có thể xanh tươi trở lại sau 15.000 năm.

Tuyết hiếm gặp phủ trắng sa mạc Sahara
Đây là lần thứ 5 trong vòng 42 năm sa mạc Sahara có tuyết bao phủ. (Ảnh: Karim Bouchetata)

Năm ngoái, nhiệt độ của Bắc Phi cũng thấp cực hạn trong các tháng mùa hè và mùa đông. Băng và tuyết là hiện tượng thời tiết khác thường ở vùng sa mạc nhưng không phải chưa xảy ra bao giờ. Nhiệt độ ở sa mạc có thể giảm mạnh qua đêm nhưng tuyết rơi thường tan chảy rất sớm vào ngày hôm sau.

Trong tháng 1 năm nay, ở Algeria, khối khí lạnh áp suất cao di chuyển qua sa mạc, khiến nhiệt độ giảm. Những xoáy nghịch như vậy thường tới Arab Saudi khi di chuyển theo chiều kim đồng hồ từ Trung Á, gom thêm hơi ẩm trên đường đi và hơi ẩm lạnh dần tạo thành tuyết. Nhiệt độ ở thị trấn Ain Sefra thường dao động từ 12 độ C trong tháng 1, tháng lạnh nhất năm, tới gần 40 độ C vào tháng 7.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga

Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga

Vụ phun trào núi lửa Tonga hôm 15/1 đã phá hủy và nhấn chìm miệng núi lửa xuống dưới mực nước biển, che khuất khỏi tầm nhìn vệ tinh.

Đăng ngày: 19/01/2022
Núi lửa dưới đáy Thái Bình Dương phun trào dữ dội, gây sóng thần ở Nhật, Mỹ và nhiều nước khác

Núi lửa dưới đáy Thái Bình Dương phun trào dữ dội, gây sóng thần ở Nhật, Mỹ và nhiều nước khác

Một ngọn núi lửa ngầm nằm dưới đáy biển ở Thái Bình Dương đã bất ngờ phun trào dữ dội và gây ra một đợt sóng thần ở Tonga, Nhật Bản, Mỹ..

Đăng ngày: 17/01/2022
Hàng triệu người Mỹ sống trong cái lạnh tới -42 độ C, rét nhất trong 3 năm

Hàng triệu người Mỹ sống trong cái lạnh tới -42 độ C, rét nhất trong 3 năm

Hàng triệu người Mỹ đang sống trong thời tiết lạnh tê tái, có nơi nhiệt độ giảm xuống tới -42 độ C.

Đăng ngày: 12/01/2022
Biến đổi khí hậu khiến Bắc Cực có nhiều sét hơn

Biến đổi khí hậu khiến Bắc Cực có nhiều sét hơn

Năm 2021 vùng Bắc Cực đã chứng kiến 7.278 tia sét gấp đôi so với 9 năm trước đó cộng lại. Đây là một hiện tượng hiếm gặp.

Đăng ngày: 11/01/2022
Khoa học cảnh báo thảm họa

Khoa học cảnh báo thảm họa "Icemageddon" kèm theo thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt diễn ra nhiều ngày ở bang Alaska (Mỹ) kéo theo nhiệt độ thấp kỷ lục và những trận mưa như trút nước đã khiến các nhà chức trách cảnh báo về " Icemageddon".

Đăng ngày: 07/01/2022
Siêu núi lửa khổng lồ có thể nằm dưới quần đảo Alaska

Siêu núi lửa khổng lồ có thể nằm dưới quần đảo Alaska

Các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều bằng chứng hé lộ sự tồn tại của một siêu núi lửa nối liền với 7 núi lửa khác trên quần đảo Aleut.

Đăng ngày: 05/01/2022

"Bóng ma sa mạc" đang ăn thủng tầng Ozone, làm địa cầu "khó thở"?

Bụi sa mạc - mịn và có khả năng vươn cao lên bầu trời như những bóng ma - có khả năng phá hủy nhiều chất gây ô nhiễm, nhưng cũng âm thầm gây những tác động đáng sợ.

Đăng ngày: 04/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News