Tuyết rơi bất thường dày tới gần 1 mét tại Algeria
Từ ngày 4/2 tại nhiều tỉnh, thành của Algeria xuất hiện nhiều đợt mưa tuyết bất thường, đặc biệt ở các khu vực miền Trung, Tây và Đông nước này.
Cơ quan khí tượng quốc gia Algeria (ONM) cho biết đêm mùng 3 rạng sáng 4/2, nhiệt độ ở một số tỉnh ven biển xuống dưới 0 độ C và tuyết rơi dày tại các khu vực ở độ cao 100-600 mét so với mực nước biển.
Ban ngày, nhiệt độ ngoài trời có thời điểm còn khoảng 1 độ. Mưa tuyết xảy ra tại khoảng 22 khu vực, trong đó có thủ đô Algie, với độ dày khoảng 40-70cm. Bão tuyết đã làm tê liệt hoàn toàn giao thông ở thành phố Médéa.
Tuyết rơi trên sa mạc Sahara của Algeria.
Tại thủ đô Algie, giao thông trong ngày 4/2 gần như bị đình trệ, một số xe hơi bị hư hại do cây đổ, hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa, trừ một số ít hiệu bán đồ thiết yếu như bánh mỳ, sữa và rau quả.
Tuyết rơi liên tục và nhiều đã làm rối loạn giao thông ở nhiều địa phương. Mưa tuyết đã cô lập một số làng và điện đã tạm thời bị cắt tại một số khu đô thị và vùng nông thôn do sự cố.
Mưa lớn đã làm sập cầu Oued Boudrine và làm nhiều cây cối gãy đổ tại tỉnh Blida, cách Algie khoảng 50km về phía Nam.
Mưa tuyết đã gây ra tình trạng thiếu khí đốt, nhất là tại một số làng vẫn còn sử dụng khí hóa lỏng và chưa kết nối với đường ống dẫn khí quốc gia, khiến giá khí đốt bị đẩy lên cao bất thường.
Giao thông đường biển nối Algeria với Pháp qua Địa Trung Hải cũng bị ảnh hưởng, một số chuyến tàu phải thay đổi giờ đến và đi, thậm chí bị hoãn vô thời hạn đến khi có lệnh mới.
ONM dự báo thời tiết sẽ tiếp tục lạnh, kéo theo mưa lớn, mưa đá và tuyết rơi dày đặc cho đến ngày 6/2. Để đảm bảo an toàn, nhiều quốc lộ, tỉnh lộ tại một số khu vực đã bị cấm lưu thông. Lực lượng cứu hộ và nhiều phương tiện cơ giới chuyên dụng đã được huy động để khai thông một số tuyến đường quan trọng.
Một số tỉnh đã thành lập các đội đặc nhiệm bảo đảm cung ứng đủ khí đốt cho người dân để đối phó với thời tiết giá lạnh. Người dân được khuyến cáo dự trữ một số loại lương thực thiết yếu.
Lần gần đây nhất Algie có tuyết là năm 2005, song không rơi lâu và dài như năm nay. Ngoài một số tổn thất thì mưa tuyết được coi là điềm tốt cho mùa màng năm nay, đồng thời cung cấp nước cho các con đập đang khô cạn.

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
