Úc: phát hiện 850 sinh vật mới dưới lòng đất
Sau bốn năm tiến hành một cuộc khảo cứu toàn diện mạch nước ngầm và các hang động ở miền trung và miền nam nước Úc, các nhà khoa học đã tìm thấy 850 loài sinh vật chưa từng được biết đến trước đó sống dưới lòng đất.
Các nhà nghiên cứu cho rằng các loài mới phát hiện - gồm côn trùng, giáp xác, nhện và sâu - - chỉ mới chiếm 1/5 số lượng các loài đang tồn tại dưới lòng đất trong điều kiện khắc nghiệt nơi rừng sâu hẻo lánh của Úc.
![]() |
Loài cá không mắt Milyeringa veritas, một trong số 850 loài sinh vật mới được phát hiện dưới lòng đất ở Úc (Ảnh: LiveScience) |
Đến nay chỉ có một nửa số loài đã phát hiện được đặt tên, số còn lại được gọi tên chung: các sinh vật sống trong nước ngầm được gọi là "stygofauna", sinh vật sống trong các hang động và kẽ đất siêu nhỏ được gọi là "troglofauna".
Trong nhóm stygofauna, loài giáp xác nhỏ chiếm đa số với 75%, kế đó là loài côn trùng, bọ cánh cứng chiếm khoảng 17%, còn lại là các loài khác. Ở với nhóm troglofauna, loài thuộc lớp nhện chiếm 50%, côn trùng 25%, còn lại là loài giáp xác và những sinh vật khác.
![]() |
Con pseudoscorpion thuộc nhóm troglofauna (Ảnh: LiveScience) |
"Hầu như tất cả chúng đều thiếu và mù mắt hoàn toàn, thiếu sắc tố, vì vậy chúng nhạt màu hoặc có màu trắng" - nhà nghiên cứu tiến hóa của sinh vật tại Đại học Adelaide ở Úc Andy Austin, nói với LiveScience ngày 29-9. "Các loài này rất nhạy cảm, riêng các loài côn trùng trong hang động thường có chân dài và râu để cảm nhận rung động và mùi vì chúng không thể nhìn thấy dưới lòng đất tối đen".
Phát hiện mới này đã đặt ra một số thách thức đối với các nhà bảo tồn do một số sinh vật này sống tại các khu vực xa xôi của Úc, nơi đang xây dựng nhiều nông trại và cơ sở khai thác nguyên liệu có thể tác động đến sự sống còn của chúng trong tương lai.
![]() |
Một loài giáp xác mới (Ảnh: LiveScience) |
![]() |
Một loài giáp xác mới giống tôm (Ảnh: LiveScience) |

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
