Úc xây dựng nhà máy điện sức gió lớn nhất Nam bán cầu
Tập đoàn Năng lượng AGL của Úc vừa ký kết thỏa thuận với Công ty năng lượng tái sinh Meridian Energy của New Zealand về việc xây dựng nhà máy điện sức gió lớn nhất Nam bán cầu.
Nhà máy điện sức gió mới do Úc và New Zealand xây dựng sẽ là nhà máy lớn nhất
Nam bán cầu. Ảnh minh họa: The Age
Theo báo Sydney Morning Herald, kinh phí xây dựng nhà máy lên tới khoảng 900 triệu USD và dự kiến hoàn thành đầu năm 2013. AGL và Meridian sẽ cùng đóng góp mỗi bên một nửa số kinh phí xây dựng.
Đặt tại Hamilton ở phía tây bang Victoria, với công suất lên đến 420 megawatt, nhà máy sẽ cung cấp điện cho hơn 220.000 hộ gia đình ở Victoria, giảm 1,7 triệu tấn khí thải nhà kính mỗi năm, tương đương lượng khí thải từ 420.000 chiếc ôtô thải ra khi chạy trên đường.
Giám đốc điều hành AGL Michael Fraser nói: "Bằng việc sử dụng động cơ tuôcbin gió 140 Vestas V112-3.0 megawatt, chúng tôi vừa có thể tăng công suất của các nhà máy mà vẫn có thể giảm số tháp từ 174 xuống còn 140 tháp. Điều này sẽ làm giảm tác động môi trường của dự án và tiết kiệm được 30 triệu USD cho chi phí vận hành mỗi cánh quạt ít nhất 25 năm".
Cũng theo AGL, quá trình xây dựng nhà máy sẽ tạo ra 400 công việc thường xuyên và 800 việc làm gián tiếp khác. Khi nhà máy hoàn thành sẽ có 30 chuyên gia được tuyển dụng làm việc toàn thời gian để điều hành.
Úc vốn là một nước khá chậm phát triển trong ngành năng lượng gió. Những hoạt động ở lĩnh vực này chỉ mới bắt đầu từ năm 2009 trở lại đây, cụ thể là vào tháng 6-2010 khi thượng viện bắt buộc năng lượng quốc gia phải sử dụng 20% năng lượng tái sinh cho đến năm 2020. Úc là một trong những nước có lượng khí thải nhà kính trên đầu người lớn nhất thế giới, điện năng sử dụng dựa trên 80% nhiệt điện.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
