UNESCO công nhận núi Nghi Mông là công viên địa chất toàn cầu
Ngày 25/6, giới chức Trung Quốc cho biết Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) mới đây đã thông qua nghị quyết công nhận dãy núi Nghi Mông thuộc tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, là công viên địa chất toàn cầu.
Khách du lịch thăm núi Nghi Mông, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 9/2/2019.
Theo các chuyên gia thuộc Đại học Khoa học địa chất của Trung Quốc, núi Nghi Mông sở hữu nguồn tài nguyên địa chất dồi dào.
Đây là công viên địa chất toàn cầu thứ hai được UNESCO công nhận tại tỉnh Sơn Đông sau núi Thái Sơn.
Hiện, tỉnh này sở hữu 13 công viên địa chất quốc gia và 51 công viên địa chất cấp tỉnh, đứng đầu Trung Quốc ở cả 2 hạng mục.
Giới chức Sở Tài nguyên tỉnh Sơn Đông cho biết mục đích của việc thành lập các công viên địa chất là nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên địa chất quý hiếm cũng như môi trường thiên nhiên, thực hiện công tác nghiên cứu địa chất và thúc đẩy xã hội địa phương phát triển bền vững.
Hiện có 147 công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhân tại 41 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
