Vật liệu “khói đóng băng” dọn sạch dầu loang
Các nhà khoa học tại Arizona và New Jersey cho rằng vật liệu aerogel – chất rắn siêu nhẹ đôi khi được gọi là “khói đóng băng” – có thể đóng vai trò như miếng bọt biển giúp hút dầu từ nước thải đồng thời thấm một cách hiệu quả các vết dầu loang trong môi trường.
Trong nghiên cứu mới, Robert Pfeffer cùng các cộng sự chỉ ra rằng các thách thức môi trường về ô nhiễm dầu đã trở nên nghiêm trọng đáng kể sau những sự kiện tràn dầu vùng biển được biết đến rộng rãi như vụ Exxon Valdez.
Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm con người thải ra khoảng trên 200 triệu galon dầu đã qua sử dụng ra cống rãnh, các con suối và sân sau nhà mình khiến tình trạng nguồn nước sạch bị ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Mặc dù có rất nhiều vật liệu thấm hút khác nhau giúp loại bỏ dầu sử dụng, ví dụ như cacbon hoạt hóa, nhưng những vật liệu này lại khá tốn kém mà không hiệu quả. Vật liệu aerogel silic đyoxit không thấm nước có rất nhiều lỗ nhỏ li ti đồng thời cũng là vật liệu thấm hút. Có vẻ như nó mang đặc tính của miếng bọt biển thấm dầu không chê vào đâu được.
![]() |
Vật liệu aerogel – chất rắn siêu nhẹ đôi khi được gọi là “khói đóng băng” – có thể hút dầu từ nước thải đồng thời thấm một cách hiệu quả các vết dầu loang trong môi trường. (Ảnh: NASA/JPL) |
Các nhà khoa học đã ghép các miếng aerogel nhỏ vào một cái cột đứng rồi đưa chúng xuống dòng nước đang chảy có chứa dầu đậu nành để kích thích quá trình lọc tại một nhà máy xử lý nước thải. Họ cho thấy chuỗi các miếng aerogel này có thể thấm hút một lượng lớn gấp 7 lần trọng lượng của nó đồng thời loại bỏ dầu trong nước thải với độ hiệu quả cao, cao hơn so với các vật liệu thấm hút thông thường.
Tham khảo:
Quevedo et al. Removal of Oil from Water by Inverse Fluidization of Aerogels. Industrial & Engineering Chemistry Research, 2009; 48 (1): 191 DOI: 10.1021/ie800022e

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
