Vẻ đẹp các loài gà của Việt Nam
Gà ở Việt Nam được xếp vào họ trĩ, gồm các loài chim phân bố rộng trên thế giới, kích thước cỡ trung bình, số loài có cỡ lớn, bé rất ít.
Gà lôi trắng Lophura nycthemera. Nơi ở thích hợp là trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên. Các nhà khoa học và nông dân đã gặp chúng ở độ cao 500 - 1000 m, thậm chí trên các đỉnh núi cao 1200 - 1800m. Chúng kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
Gà rừng Gallus gallus. Chim lớn, cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5kg. Chim đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen. Chim mái nhỏ hơn chim đực và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Mỏ thịt đỏ. Chân xám nhạt. Gà rừng định cư và ở trong nhiều kiểu rừng. Sinh cảnh thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Sống đàn hoạt động vào 2 thời điểm trong ngày là sáng sớm và xế chiều. Buổi tối chúng tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Chúng thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang. (Ảnh: Tăng a Pẩu)
Gà lôi hông tía Lophura diardi. Chim đực trưởng thành mào dài 70 - 90mm, thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen. Phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam. Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn.Thường gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m. Đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
Gà lôi tía Tragopan temminckii. Chim đực trưởng thành nhìn chung bộ lông có nhiều màu sắc đẹp như đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời. Chân hồng. Chim đực non 1 năm tuổi giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô hơn so với chim đực. Thường chỉ gặp loài này ở Lào Cai, trên độ cao 2000 - 3000m. Chúng là loài đặc hữu Việt Nam và được ghi vào Sách đỏ Việt Nam. (Ảnh: Dick Daniels)
Gà lôi vằn Lophura nycthemera annamensis. Mào dài, cằm, họng, toàn thể mặt bụng màu đen. Một đặc điểm dể thấy là một dải, rộng màu trắng chạy dọc theo hai bên cổ. Cánh màu đen với một vài vân trắng; đuôi màu đen có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, Chân đỏ tía. Loài gà lôi này phân bố ở các rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía bắc Playku và phần đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)
Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi. Chim đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía. Lần đầu tiên được phát hiện trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung bộ của Việt Nam trên độ cao 50 - 200m của rừng thứ sinh. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung)

Cận cảnh sinh vật đuôi dài "bạc phận" ở Việt Nam
Ở Việt Nam, con vật có hình dạng “không giống ai” này thường bị “thảm sát”, trong khi người Âu Mỹ lại coi chúng như một sinh vật cảnh độc đáo.

Bộ ảnh con người nhỏ bé trước thiên nhiên hùng vĩ
Sự hùng vĩ của thiên nhiên khiến cho con người phải xách balo lên và tìm về những nơi ấy, nơi để tâm hồn ta hòa quyện với đất trời, để thấy mình nhỏ bé giữa thiên nhiên bao la.

Ngắm những hình ảnh tuyết rơi mùa đông đẹp nhất trên khắp thế giới
Hình ảnh về tuyết rơi mùa đông trắng xóa bao phủ một màu trắng khắp các ngôi nhà, rừng cây cho ta cảm giác thật đẹp, không gian tĩnh mịch và mong muốn được một lần được chơi đùa dưới trời mưa tuyết.

Chùm ảnh về phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong lòng nước Mỹ và nhiều nước khác đã truyền đi thông điệp phản chiến mạnh mẽ những năm 60 và đầu 70, là một trong các nhân tố quan trọng dẫn đến kết thúc cuộc chiến cách đây tròn 40 năm.

Bọ rùa vàng với khả năng “biến hình” cực độc
Bằng cách thay đổi hệ thống luân chuyển mạch trong cơ thể, bọ rùa vàng sẽ biến đổi hình dạng tùy vào môi trường.

Vẻ đẹp hoang dại của loài sói trắng Bắc cực
Sói Bắc cực là loài sói duy nhất may mắn chưa nằm trong danh sách bị đe dọa do nơi ở của chúng quá khắc nghiệt với con người.
