Vẻ đẹp huyền ảo của những sinh vật không xương sống

Những bức ảnh độc đáo về các loài sinh vật không xương sống là một phần kết quả trong quá trình khám phá đại dương trong suốt 3 năm của các nhà khoa học và nhiếp ảnh gia.

Vẻ đẹp huyền ảo của những sinh vật không xương sống
Hyperia Galba, loài giáp xác nhỏ có những cặp chân nhọn và đôi mắt lớn, sống ký sinh trên thân loài sứa. Chúng sử dụng mô của sứa để sinh sôi, phát triển. Hàng trăm con Hyperia Galba có thể bám trên một cá thể sứa trưởng thành. Sau khi giết chết vật chủ, chúng lao theo dòng nước để tìm mục tiếp theo.

Vẻ đẹp huyền ảo của những sinh vật không xương sống
Cận cảnh xúc tu của một con bạch tuộc khổng lồ sống trên Thái Bình Dương. Chiều dài của chúng có thể lên tới 4,8m. Chúng ẩn nấp trong hang hoặc hốc đá phần lớn thời gian trong ngày.

Vẻ đẹp huyền ảo của những sinh vật không xương sống
Một con sứa mặt trăng đang bơi. Loài sinh vật này sống ở phần lớn các đại dương trên thế giới. Đường kính phần mũ của một con sứa mặt trăng có thể đạt 76 cm. Chúng không gây nguy hiểm cho con người nhưng là sát thủ của những loài sinh vật phù du.

Vẻ đẹp huyền ảo của những sinh vật không xương sống
Flabellina verrucosa là loài sên biển tuyệt đẹp với chiều dài khoảng 25mm. Chúng là loài sinh vật lưỡng tính nhưng không thể tự thụ tinh. Hai con trưởng thành sẽ giao phối chéo trước khi đẻ trứng. Trứng của chúng trôi trong nước như sinh vật phù du.

Vẻ đẹp huyền ảo của những sinh vật không xương sống
Cyanea capillata là loài sứa lớn nhất thế giới mà con người ghi nhận. Đường kính mũ sứa đạt 2,1m với các xúc tu có thể đạt chiều dài tới 36,5 m. Chúng sống ở những vùng biển lạnh giá như phía bắc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Vẻ đẹp huyền ảo của những sinh vật không xương sống
Thiên thần biển (danh pháp khoa học Clione limacina) là loài động vật thân mềm. Trong giai đoạn ấu trùng, Clione limacina có lớp vỏ bao bọc. Lớp này mất sau khi chúng trưởng thành. Thiên thần biển xuất hiện ồ ạt trong hai tuần mỗi năm trước khi biến mất. Vòng đời của chúng vẫn là bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Vẻ đẹp huyền ảo của những sinh vật không xương sống
Flabellina polaris là loài động vật thân mềm hiếm tuyệt đẹp, sống ở những vùng nước sâu, tối và lạnh giá.

Vẻ đẹp huyền ảo của những sinh vật không xương sống
Acanthonotozoma inflatum là loài giáp xác nhỏ sống dưới đáy biển. Chúng là những "công nhân" dọn dẹp mẫn cán của biển cả do thức thức ăn chủ yếu là xác những con cá chết. Hàng ngàn loài Acanthonotozoma inflatum khác nhau đang tồn tại trên hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Chùm ảnh hoài niệm về Tết Trung Thu xưa

Nào ta cùng ngắm nhìn lại những hình ảnh về Tết Trung thu xưa để thấy được những phai nhạt đã loang dần theo năm tháng của những phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.

Đăng ngày: 12/09/2019
Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Nắng nóng đỉnh điểm, Hà Nội vắng tanh như... chùa Bà Đanh

Hà Nội đang rơi vào những ngày cao điểm nắng nóng. Cái nắng khủng khiếp ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của mọi người dân.

Đăng ngày: 05/07/2018
Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Ảnh sứ mệnh Apollo 12 quý báu vừa công bố của NASA

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng những bức ảnh quý báu của sứ mệnh Apollo 12, sứ mệnh vũ trụ đưa con người lên Mặt Trăng và chụp những bức ảnh khó tin, vừa được NASA công bố.

Đăng ngày: 01/06/2018
Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những bức ảnh đáng kinh ngạc về Nhật Bản những năm 1850

Những hình ảnh này được chụp bởi Felice Beato đến từ Ý. Ông là một trong những nhiếp ảnh gia phương Tây đầu tiên được phép bước chân đến Nhật Bản trong giai đoạn nước này bắt đầu mở cửa.

Đăng ngày: 25/05/2018
Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Dinh Thượng Thơ do người Pháp xây vào năm 1860 là một công trình kiến trúc cổ, hiện nằm ở số 59-61, đường Lý Tự Trọng, quận 1.

Đăng ngày: 23/05/2018
Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Vẻ đẹp khó cưỡng ở nơi tận cùng của Trái đất

Patagonia nằm giữa Argentina và Chile ở cực nam của Nam Mỹ. Nơi đây được coi là điểm tận cùng của Trái đất.

Đăng ngày: 27/04/2018

"Lạc lối" giữa rừng bướm ở vườn quốc gia Cúc Phương

Cuối tháng 4 đến tháng 5, từng đàn bướm tại vườn quốc gia Cúc Phương bừng tỉnh giấc, bay ra khỏi tán cây rừng để sưởi nắng, tạo nên khung cảnh huyền ảo như trong truyện cổ tích.

Đăng ngày: 27/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News