Vệ tinh bất ngờ quay được cảnh cơn bão khổng lồ đang hoành hành Thái Bình Dương
Ngay cả với một nơi thường có bão lớn như Bắc Thái Bình Dương thì cơn bão này cũng thuộc vào hàng cực kỳ ấn tượng.
Tại vùng Bắc Thái Bình Dương, một cơn bão mùa đông cực lớn đang hoành hành và đã được không chỉ một mà đến hai vệ tinh ghi hình lại. Dù có kích thước không lồ, nhưng cơn bão này vẫn chưa được đặt tên.
Dù có kích thước không lồ, nhưng cơn bão này vẫn chưa được đặt tên.
Himawari-8, vệ tinh của Nhật Bản đang bay trên khu vực phía tây Thái Bình Dương, đã quay được cảnh cơn bão khi nó đang lớn dần lên và vệ tinh GOES-17 của Mỹ thì quay cảnh cơn bão này tiến về phía Bắc Mỹ khi đang bay trên khu vực phía đông Thái Bình Dương.
Ảnh từ Himawari-8.
Những cơn bão khổng lồ như thế này thường xuất hiện ở Bắc Bình Dương đều đặn mỗi mùa đông nhờ luồng khí lạnh ở Bắc Cực gặp không khí ấm áp ở vùng nhiệt đới và gió xoáy. Tuy nhiên, thậm chí theo “tiêu chuẩn bão" của Bắc Thái Bình Dương, cơn bão này vẫn rất ấn tượng. Vào hôm thứ Năm, áp suất tại tâm bão xuống đến mức thấp nhất là 937 mbar, để so sánh thì cơn bão Florence khiến hàng chục người chết tại Mỹ có mức áp suất thấp nhất là 939 mbar. Cơn bão có áp suất thấp nhất từng được ghi nhận là bão Tip, xảy ra và năm 1979 với 870 mbar.
Trung tâm Dự báo Thời tiết Đại dương nói rằng cơn bão đang tạo lên những con sóng cao tới 56,7 feet (17m) ở Bắc Thái Bình Dương.
Cơn bão tạo ra sóng cao 17m.
Dự kiến khi vào bờ, bão sẽ suy giảm, chỉ còn gây mưa và tuyết ở vùng bờ biển phía Tây.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
