Vệ tinh in 3D đầu tiên trên thế giới đã được phóng đi từ ISS

Hai nhà du hành Nga vừa phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn từ máy in 3D ra ngoài không gian từ trạm vũ trụ Quốc tế ISS.

Trong chuyến đi bộ ra ngoài không gian mới đây, hai nhà du hành Nga là Fyodor Yurchikhin và Sergey Ryazanskiy đã tự tay phóng đi tổng số 5 vệ tinh nano, trong đó có một vệ tinh hoàn toàn làm bằng máy in 3D. Những vệ tinh siêu nhỏ này đã lần lượt được phóng đi đi từ Trạm vũ trụ Quốc tế ISS.

Vệ tinh in 3D đầu tiên trên thế giới đã được phóng đi từ ISS
Nhà du hành Sergei Ryazansky đang nắm một vệ tinh mi ni trước khi phóng nó ra ngoài không gian. (Ảnh: NASA).

Vỏ của vệ tinh in 3D được sản xuất từ một máy in 3D, bên trong vệ tinh có chứa pin. Các nhà nghiên cứu muốn xem xét các bộ phận do máy in 3D tạo ra có khả năng chống chịu với môi trường không gian không trọng lực hay không.

Bên cạnh các thiết bị điện tử thông thường, vệ tinh 3D còn mang theo những lời chào mừng gửi tới Trái Đất bằng 11 ngôn ngữ khác nhau. Vệ tinh đặc biệt này do các sinh viên tại Đại học Bách khoa Tomsk ở Siberia chế tạo và được mang lên trạm vũ trụ ISS hồi năm ngoái.

Ngoài vệ tinh in 3D còn có các vệ tinh truyền thống khác, mỗi vệ tinh nặng từ 5-10kg. Chúng sẽ quanh quỹ đạo trong khoảng 5 đến 6 tháng.

Vệ tinh in 3D đầu tiên trên thế giới đã được phóng đi từ ISS
Hai nhà du hành Nga là Fyodor Yurchikhin (trái) và Sergey Ryazanskiy.

Trong số này, có một vệ tinh được phóng nhằm kỉ niệm 60 năm Nga phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới và một vệ tinh được phóng để kỉ niệm 160 năm ngày sinh của Konstantin Tsiolkovsky - cha đẻ của ngành tên lửa nước Nga. Hai vệ tinh còn lại có chức năng định vị và thử nghiệm.

Hai nhà du hành đã hoàn thành việc phóng những vệ tinh chỉ trong vòng một giờ đồng hồ. Tuy nhiên chuyến đi của họ kéo dài đến hơn 7 giờ do họ còn phải theo dõi các thí nghiệm khoa học bên ngoài ISS.

Đây là chuyến đi bộ ra ngoài không gian lần thứ 7 và cũng là lần cuối cùng trong năm nay. Chuyến đi tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 2/2018.

Loading...
TIN CŨ HƠN
21/8/2017: NASA sẽ phát trực tiếp video về hiện tượng nhật thực toàn phần trên Facebook

21/8/2017: NASA sẽ phát trực tiếp video về hiện tượng nhật thực toàn phần trên Facebook

Ngày 21/8/2017, hiện tượng nhật thực toàn phần xuyên lục địa sẽ diễn ra và Facebook sẽ gửi lời mời xem chương trình phát trực tiếp sự kiện thiên văn kì thú nhất năm 2017 bởi NASA tới bạn.

Đăng ngày: 20/08/2017
Tiểu hành tinh rộng hơn 4km sắp sượt qua Trái Đất

Tiểu hành tinh rộng hơn 4km sắp sượt qua Trái Đất

Tiểu hành tinh mang tên Florence trong ngày 1/9 sẽ bay qua cách Trái Đất 7 triệu km, gấp 18 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng, theo New Atlas.

Đăng ngày: 19/08/2017
Hành trình nghìn người chọn một để trở thành phi hành gia NASA

Hành trình nghìn người chọn một để trở thành phi hành gia NASA

Mỗi phi hành gia đều sở hữu và ghi nhớ một con số, đánh dấu thứ tự của họ trong danh sách những người được phóng lên không gian.

Đăng ngày: 19/08/2017
Nhận định bất ngờ về bí ẩn được quan tâm nhất trong lịch sử

Nhận định bất ngờ về bí ẩn được quan tâm nhất trong lịch sử

Chỉ khoảng 5% các vụ nhìn thấy UFO trên toàn thế giới có thể xếp vào nhóm này bởi đó là những vật thể bay chưa từng được xác định.

Đăng ngày: 18/08/2017
NASA thả bóng bay chứa vi khuẩn lên không trung vào sự kiện Nhật thực tới

NASA thả bóng bay chứa vi khuẩn lên không trung vào sự kiện Nhật thực tới

Hiện tượng nhật thực sắp diễn ra vào thứ Hai, 21 tháng 8 tới dường như khiến nước Mỹ xích gần lại với nhau hơn: người người, nhà nhà tụ họp lại để cùng hướng lên bầu trời.

Đăng ngày: 18/08/2017
Phát hiện nước ở vùng xích đạo sao Hỏa

Phát hiện nước ở vùng xích đạo sao Hỏa

Kết quả này củng cố niềm tin cho những nhà sinh học vũ trụ trong cuộc hành trình tìm kiếm nước và sự sống trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 18/08/2017
Đón chờ hiện tượng kỳ thú - nhật thực toàn phần tuyệt vời nhất 99 năm qua

Đón chờ hiện tượng kỳ thú - nhật thực toàn phần tuyệt vời nhất 99 năm qua

Bạn biết gì chưa, vào ngày 21/8 tới đây, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn cực thú vị - nhật thực toàn phần.

Đăng ngày: 17/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News