Vệ tinh liên lạc địa tĩnh đầu tiên của Bulgaria lên quỹ đạo
Tập đoàn thám hiểm công nghệ không gian SpaceX của Mỹ vừa phóng thành công vệ tinh liên lạc địa tĩnh đầu tiên của Bulgaria lên quỹ đạo bằng một tên lửa đẩy đã qua 2 lần sử dụng.
Tên lửa Falcon 9 mang vệ tinh BulgariaSat-1 đã được phóng lên từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy tại bang Florida rạng sáng 24/6 (theo giờ Việt Nam). Chỉ khoảng 8 phút sau khi rời bệ phóng, tầng 1 của tên lửa đã đáp thành công xuống một bệ đỡ nổi trên Thái Bình Dương.
Một quan chức của công ty SpaceX gọi đây là nhiệm vụ “khó khăn nhất từ trước tới nay".
Vệ tinh BulgariaSat-1 sẽ cung cấp các dịch vụ thông tin và truyền hình tại các nước Balkan.
Dự kiến, vệ tinh BulgariaSat-1 sẽ cung cấp các dịch vụ thông tin và truyền hình tại các nước Balkan và nhiều khu vực châu Âu khác trong ít nhất 15 năm.
Đây là lần thứ hai tập đoàn có trụ sở tại California này tái sử dụng một tên lửa đẩy không gian, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trong các sứ mệnh không gian.
Trong lần đầu tiên, tên lửa Falcon 9 đã qua sử dụng mang theo vệ tinh liên lạc của công ty SES (có trụ sở tại Luxembourg) được phóng lên quỹ đạo vào tháng 3/2017, giúp hoàn thành sứ mệnh tiếp tế thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) hồi tháng 4 vừa qua.
Trước đó, tháng 1/2017, tên lửa Falcon 9 căn cứ không quân Vandenbergmang theo vệ tinh của hãng viễn thông Iridium đã được phóng lên từ ở bang California.
Thành lập năm 2002, SpaceX thuộc quyền quản lý của tỷ phú công nghệ Elon Musk.
Hiện tập đoàn tư nhân này là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vận chuyển trong không gian và là một đối tác của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Từ lâu, SpaceX có ý định mở rộng sang công nghệ tên lửa bằng cách phát triển các loại tên lửa có khả năng tái sử dụng sau mỗi lần phóng tàu vũ trụ, giúp tiết kiệm hàng triệu USD cho mỗi lần phóng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
