Vệ tinh Liên Xô và mảnh tên lửa Trung Quốc thoát va chạm

Hai mảnh rác vũ trụ với tổng khối lượng 2.800 kg và tốc độ hơn 52.000 km mỗi giờ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nếu đâm nhau.


Mô phỏng đường bay của vệ tinh Liên Xô cũ (xanh) và mảnh tên lửa Trung Quốc (vàng). Video: LeoLabs.

Vệ tinh định vị Liên Xô đã ngừng hoạt động và mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc lao sượt qua nhau phía trên Nam Đại Tây Dương hôm 15/10, theo LeoLabs, công ty chuyên theo dõi các vật thể trên quỹ đạo.

Trước đó, công ty này cảnh báo hai mảnh rác vũ trụ có thể va chạm ở độ cao 991 km ngoài khơi châu Nam Cực. Các phân tích chỉ ra chúng sẽ bay qua cách nhau chỉ 7-43 m, khoảng cách rất nhỏ trong không gian. Khả năng va chạm là hơn 10%. NASA thậm chí phải điều chỉnh quỹ đạo của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) khi khả năng va chạm với vật thể khác chỉ là 0,001%.

"Không có dấu hiệu va chạm. Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc bay qua Hệ thống radar Không gian Kiwi LeoLabs khoảng 10 phút sau thời điểm tiếp cận gần nhất với vệ tinh Liên Xô. Dữ liệu của chúng tôi ghi nhận chỉ có một vật thể bay qua đúng như mong đợi, không có các mảnh vỡ khác", LeoLabs thông báo hôm 16/10.

Vệ tinh Liên Xô và mảnh tên lửa Trung Quốc có tổng khối lượng là 2.800 kg. Chúng lao về phía nhau với vận tốc hơn 52.000 km mỗi giờ. Sự cố va chạm giữa chúng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng với lượng lớn mảnh rác văng vào không gian.

Vùng không gian quanh Trái Đất đã có rất nhiều rác. Khoảng 34.000 vật thể rộng hơn 10 cm đang bay xung quanh Trái Đất, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Trong khi đó, số vật thể rộng từ 1-10 cm trên quỹ đạo là 900.000, số vật thể rộng 0,1-1 cm lên tới 128 triệu.

Những mảnh vỡ nhỏ cũng có thể khiến vệ tinh hư hại đáng kể do có vận tốc lớn. Ví dụ, ở độ cao 400 km, nơi trạm ISS đang hoạt động, các vật thể di chuyển với vận tốc hơn 28.000 km mỗi giờ.

Việc va chạm cũng không phải chưa từng xảy ra. Ví dụ, năm 2009, vệ tinh quân sự cũ của Nga Kosmos 2251 đâm vào vệ tinh thông tin đang hoạt động Iridium 33. Sự việc tạo ra 1.800 mảnh rác theo dõi được, ngoài ra còn nhiều mảnh nhỏ đến mức không thể theo dõi.

Vấn đề rác vũ trụ sẽ tiếp tục trở nên nghiêm trọng khi ngày càng nhiều vệ tinh bay lên không gian do chi phí phóng và phát triển vệ tinh rẻ đi. Nhiều chuyên gia cảnh báo, vấn đề này có thể vượt quá tầm kiểm soát, đe dọa đến các hoạt động khám phá vũ trụ nếu không kịp thời xử lý.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ với vật thể

Bất ngờ với vật thể "hộ mệnh" 4,5 tỉ tuổi giúp Trái đất có sự sống

Trái đất có thể đã là một hành tinh chết, khí quyển bị bào mòn và không sống được nếu không có một thiên thể dốc cạn năng lượng để bảo vệ vào 4 tỉ năm trước.

Đăng ngày: 17/10/2020
Giải mã bí ẩn thiên hà chứa 99,99% vật chất tối làm đau đầu các nhà khoa học

Giải mã bí ẩn thiên hà chứa 99,99% vật chất tối làm đau đầu các nhà khoa học

Một nghiên cứu mới đây đã giúp các nhà khoa học giải mã bí ẩn về thiên hà Dragonfly 44 tưởng như "không thể tồn tại” khi từng được cho là chứa tới 99,99% vật chất tối.

Đăng ngày: 17/10/2020
Anh xây dựng

Anh xây dựng "trạm xăng" đầu tiên trên không gian

“Trạm xăng” không gian đầu tiên sẽ được xây dựng ở Anh như một phần của dự án hỗ trợ các sứ mệnh sắp tới của NASA lên mặt trăng.

Đăng ngày: 16/10/2020
Kinh ngạc cấu trúc giống y Trái đất ở

Kinh ngạc cấu trúc giống y Trái đất ở "hành tinh thứ 9"

Một bản sao y hệt của dãy núi Alps đã được tìm thấy trên sao Diêm Vương, thiên thể từng là hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt trời và đang được NASA nghi ngờ là có sự sống.

Đăng ngày: 16/10/2020
Elon Musk hé lộ khoang động cơ của nguyên mẫu Starship mới

Elon Musk hé lộ khoang động cơ của nguyên mẫu Starship mới

Nguyên mẫu Starship mới nhất của SpaceX là SN8 đang được hoàn thiện, tiến đến chuyến bay đầu tiên tới độ cao 19,3 km.

Đăng ngày: 16/10/2020
Các nhà thiên văn học xác định khoảng cách của 18 thiên hà lùn mới

Các nhà thiên văn học xác định khoảng cách của 18 thiên hà lùn mới

Các phép đo chính xác về khoảng cách là cơ sở để các nhà thiên văn học tìm hiểu bản chất của những thiên hà lùn trong vũ trụ.

Đăng ngày: 15/10/2020
8 quốc gia ký thỏa thuận thám hiểm Mặt trăng

8 quốc gia ký thỏa thuận thám hiểm Mặt trăng

Ngày 13/10, NASA cho biết 8 nước đã ký Hiệp định Artemis, một thỏa thuận quốc tế về hoạt động thám hiểm Mặt Trăng.

Đăng ngày: 15/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News